Tiêu chuẩn 4 Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 87 - 89)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.3.4. Tiêu chuẩn 4 Năng lực quan hệ xã hội, quan hệ công chúng

Tiêu chuẩn này gồm 05 tiêu chí cụ thể: (i) Thiết lập, phát triển mối quan hệ với các cấp quản lý/lãnh đạo cấp trên; (ii) Thiết lập, phát triển mối quan hệ trong cộng đồng đại học; (iii) Thiết lập, phát triển quan hệ với địa phương nơi

trường đóng; (iv) Thiết lập, phát triển mối quan hệ với các đối tác (liên kết đào tạo, người sử dụng lao động/ sinh viên tốt nghiệp, doanh nghiệp); (v) Thiết lập, phát triển mối quan hệ với các nhà tài trợ, giới truyền thông.

Số liệu thu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Đánh giá tiêu chuẩn 4: Nănglực xã hội, quan hệ công chúng

Mứcđộ Tốt Bình thường Chưatốt TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1. Tiêu chí 1 275 83.08 44 13.29 12 3.63 925 2.79 2 2. Tiêu chí 2 187 56.50 99 29.91 45 13.60 804 2.43 4 3. Tiêu chí 3 320 96.68 11 3.32 0 0.00 982 2.97 1 4. Tiêu chí 4 178 53.78 112 33.84 41 12.39 799 2.41 3 5. Tiêu chí 5 143 43.20 105 31.72 83 25.08 722 2.18 5

Kết quả số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, hiệu trưởng các trường đại học đều quan tâm đến vấn đề quan hệ xã hội, quan hệ công chúng thể hiện các tiêu chí đều đạt ở mức độ cao với XTB từ 2.18 đến 2.97. Hai tiêu chí được đánh giá cao nhất là tiêu chí 3 và tiêu chí 1, tương ứng với XTB là 2.97 và 2.79, thứ bậc 1 và 2. Với cơ chế quản lý hành chính nhà nước hiện nay ở Việt Nam, việc thiết lập quan hệ với cơ quan quản lý cấp trên cùng với thiết lập, phát triển quan hệ với địa phương nơi trường đóng là một đòi hỏi tất yếu đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, có thể nhận thấy, đây là hai tiêu chí năng lực xã hội, quan hệ công chúng được các hiệu trưởng tập trung phát triển.

Tiêu chí 4 và tiêu chí 2 được đánh giá ở mức độ khá với XTB tương ứng là 2.41 và 2.43, thứ bậc 3 và 4.

Mặc dù được đánh giá cao về điểm số, song qua phỏng vấn, chúng tôi được biết, mặc dù cộng đồng đại học luôn được coi là một cộng đồng học thuật không chỉ trong nước mà còn mang tính toàn cầu, việc thiết lập phát triển mối quan hệ giữa các trường đại học trong nước và trên thế giới là yêu cầu khách quan, song đã và đang có nhiều thách thức đối với các trường đại học Việt Nam về rất nhiều lĩnh vực như sự thừa nhận lẫn nhau về chương trình đào tạo, chương trình môn học, bằng cấp, chứng chỉ,… Bên cạnh đó, sự gắn kết và phát triển mối quan hệ với các đối tác cũng đang có những thách thức lớn, nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được vị trí việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo, hoặc phải thất nghiệp hoặc phải chuyển đổi nghề nghiệp.

Tiêu chí 5: Thiết lập, phát triển mối quan hệ với các nhà tài trợ, giới truyền thông được đánh giá thấp nhất với XTB=2.18, thứ bậc 5. Điều này cũng có thể dễ dàng nhận thấy, hiệu trưởng các trường đại học chưa thực sự quan tâm đến vấn đề truyền thông khi mà vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã được phân cấp và thực hiện khá mạnh mẽ (tài chính, nhân sự, chương trình đào tạo,… ), song việc thực hiện giải trình xã hội, vấn đề vai trò cộng đồng, vai trò hội đồng trường,… còn chưa được thực hiện đầy đủ và mang nhiều tính chất của việc xử lí tình huống trong toàn bộ các hoạt động của trường đại học. Phát triển tốt các mối quan hệ với các nhà tài trợ, giới truyền thông, làm tăng vai trò của cộng đồng, hội đồng trường,... sẽ giúp ích rất lớn cho sự phát triển của trường đại học. Đây là năng lực hiệu trưởng đại học cần từng bước cải thiện.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 87 - 89)