- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến
2.3.7. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ
2.3.7.1. Kếtquảđạtđược và nguyên nhân
Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức của hiệu trưởng đều được đánh giá cao thông qua chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân và sự chuẩn mực, gương mẫu về tác phong, lối sống, giao tiếp, ứng xử của đội ngũ này.
Trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học là những điểm nổi trội của hiệu trưởng.
Thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá) các hoạt động của trường đại học luôn được đánh giá là năng lực khá rõ nét của hiệu trưởng các trường đại học.
Thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của hiệu trưởng trường đại học cũng như vấn đề lãnh đạo xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, đổi mới giáo dục, tạo ra những thay đổi tích cực trong nhà trường luôn được các hiệu trưởng quan tâm, thực hiện.
Việc thiết lập quan hệ với cơ quan quản lý cấp trên cùng với thiết lập, phát triển quan hệ với địa phương nơi trường đóng là một đòi hỏi tất yếu đảm bảo cho sự phát triển của nhà trường, đây là hai tiêu chí năng lực xã hội, quan hệ công chúng được các hiệu trưởng tập trung phát triển.
Hiệu trưởng các trường đại học đã khẳng định được tầm nhìn và ý tưởng hội nhập sự phát triển của nhà trường và xu thế phát triển giáo dục đại học của khu vực và quốc tế và uy tín chuyên môn, khoa học trong cộng đồng đại học khu vực và quốc tế. Điều này tạo được những điều kiện hết sức quan trọng trong phát triển hợp tác và hội nhập quốc tế của trường đại học.
2.3.7.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đạt được những kết quả trên đây, hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế sau:
(i) Mặc dù có năng lực nhất định ở tầm lãnh đạo (tầm nhìn chiến lược, năng lực hoạch định mục tiêu chiến lược, định hướng phát triển nhà trường), so sánh với các tiêu chí của tiêu chuẩn năng lực quản lý, lãnh đạo thì khả năng truyền đạt tầm nhìn tới giảng viên, người học và các đối tượng liên quan còn nhiều hạn chế (thứ hạng thấp nhấp).
(ii) Còn tập trung nhiều vào việc thực hiện các chức năng quản lý (như là xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra giám sát các hoạt động) hơn là chức năng lãnh đạo (định hướng, tầm nhìn, sứ mạng,…) và tập trung vào việc xây dựng văn hóa nhà trường và các giá trị cốt lõi, tạo sự phát triển ổn định, bền vững cho nhà trường.
(iii) Hiệu trưởng chưa thực sự có thành tích nghiên cứu khoa học và uy tín với cộng đồng học thuật. Bên cạnh đó, năng lực dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, dạy học và nghiên cứu khoa học của hiệu trưởng trường đại học có thể nói luôn là một vấn đề thường không được đánh giá cao.
Nguyên nhân chính là với đặc trưng công việc quản lý điều hành nhà trường, một số hiệu trưởng không còn nhiều thời gian dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của bản thân mà chỉ tập trung công tác quản lý nghiên cứu khoa học chung của toàn trường.
(iv) Sự tôn trọng, quan tâm, thấu hiểu, đối xử công bằng với giảng viên, nhân viên, sinh viên; thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận; sử dụng, trọng dụng người tài, đức, phát huy khả năng của con người; thực hiện các vai trò của nhà quản lý cấp cao;… còn nhiều lúng túng.
Nguyên nhân có thể do các quyết định của hiệu trưởng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: cơ chế, chính sách, tiến trình phân cấp, các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài nhà trường, quốc tế,…
(v) Việc thiết lập phát triển mối quan hệ giữa các trường đại học trong nước và trên thế giới; sự gắn kết và phát triển mối quan hệ với các đối tác (liên kết đào tạo, người sử dụng lao động/ sinh viên tốt nghiệp, doanh nghiệp) cả trong và ngoài nước cũng đang có những thách thức lớn.
Một phần nguyên nhân của việc thiết lập mối quan hệ trong cộng đồng đại học với yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
(vi) Chưa thực sự quan tâm đến vấn đề truyền thông; thực hiện giải trình xã hội, vấn đề vai trò cộng đồng, vai trò hội đồng trường,… còn chưa được thực hiện đầy đủ và mang nhiều tính chất của việc sử lí tình huống.
(vii) Sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, trao đổi khoa học của hiệu trưởng còn chưa được đánh giá cao dẫn đến năng lực chủ động nắm bắt, thích ứng với sự thay đổi của môi trường quốc tế còn hạn chế nhất định. Đồng thời, việc thiết lập và phát triển hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với cộng đồng đại học khu vực và quốc tế lại được đánh giá thấp.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là công việc này thường lại do các
đơn vị khoa thực hiện trực tiếp với các nhà khoa học có uy tín và lĩnh vực quan tâm, hiệu trưởng chỉ có vai trò tạo các điều kiện thủ tục hành chính đảm bảo cho quá trình hợp tác này được diễn ra.