Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 144 - 150)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

15. Tự trau dồi, hoàn thiện nhân cách hiệu trưởng trường đại học

3.5.5. Kết quả thử nghiệm

3.5.5.1. Kếtquảtựđánh giá của hiệu trưởngtrườngđạihọc

Bảng 3.8. Hiệutrưởngtựđánh giá – Trước và sau thửnghiệm

Hiệutrưởng 1 Hiệutrưởng 2 Hiệutrưởng 3

TT Tiêu chuẩn TTN STN TTN STN TTN STN 1. Tiêu chuẩn 1 53.5 54.0 53.5 54.0 53.0 53.5 2. Tiêu chuẩn 2 49.0 50.0 50.0 51.0 49.5 50.5 3. Tiêu chuẩn 3 117.5 121.5 113.5 118.5 116.5 121.0 4. Tiêu chuẩn 4 38.0 39.0 38.0 39.5 38.5 40.0 5. Tiêu chuẩn 5 38.5 39.0 36.5 38.0 37.5 39.0 6. Tiêu chuẩn 6 31.5 33.0 30.0 32.5 32.0 33.5 Tổngđiểm 328.0 336.5 321.5 333.5 327.0 337.5 Xếploại Khá Khá Khá Khá Khá Khá

Kết quả số liệu thu được ở bảng trên được tổng hợp từ phụ lục 6a và phụ lục 6b, cho thấy, căn cứ vào quy chuẩn đánh giá, cả ba hiệu trưởng đều tự đánh giá đạt mức độ khá ở cả thời điểm trước và sau thử nghiệm, đồng thời, mức độ đạt chuẩn của cả ba hiệu trưởng đều tăng lên sau thử nghiệm. Trước thử nghiệm, hiệu trưởng 1 tự đánh giá có số điểm tiêu chuẩn cao nhất với 328 điểm, sau đó đến hiệu trưởng 3 với 327 điểm và hiệu trưởng 2 với 321.5 điểm. Tuy nhiên, sau thử nghiệm thì hiệu trưởng 3 lại đạt số điểm cao nhất là 337.5, hiệu trưởng 1 là 336.5 điểm và hiệu trưởng 2 là 333.5 điểm.

Trong mỗi tiêu chuẩn, có sự tự đánh giá khá tương đồng và không có sự khác biệt lớn về điểm số ở cả TTN và STN. Số lượng tiêu chí của tiêu chuẩn càng nhiều thì mức độ tăng điểm số càng lớn, chẳng hạn như ở tiêu chuẩn 3 có 15 tiêu chí thì điểm đánh giá của hiệu trưởng 1 và hiệu trưởng 2 sau thử nghiệm đã tăng 5 điểm, tương ứng hiệu trưởng 3 tăng 4.5 điểm, tiêu chuẩn 6 chỉ có 4 tiêu chí thì điểm đánh giá sau thử nghiệm của ba hiệu trưởng tăng ở mức từ 1.5 hiệu trưởng 1 và hiệu trưởng 3 đến 2.5 điểm hiệu trưởng 2.

Kết quả điểm số tăng STN thể hiện ở các tiêu chuẩn cụ thể như sau: - Tiêu chuẩn 1: Các tiêu chí như có sự tôn trọng hơn, quan tâm, đối xử công bằng với đội ngũ hơn, đồng thời quan tâm, chú ý toàn diện, tận tâm với công việc hơn của hiệu trưởng.

- Tiêu chuẩn 2: Tập trung sự thay đổi tích cực vào các tiêu chí như chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu khoa học, đào tạo,...

- Tiêu chuẩn 3: Tập trung sự thay đổi tích cực vào các tiêu chí như chú ý hơn việc truyền đạt tầm nhìn đến đội ngũ, đến người học, tăng cường lãnh đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, xây dựng bộ máy quản lý nhà trường vững mạnh, sát sao hơn trong công tác kiểm tra, đánh giá, đồng thời phong cách lãnh đạo mang tính dân chủ,... được hiệu trưởng chú ý. Tuy nhiên, các tiêu chí như tầm nhìn chiến lược, thực hiện vai trò lãnh đạo cấp cao, sử dụng người tài đức không có biến chuyển rõ rệt. Điều này có thể trong một thời gian ngắn của thử nghiệm, chưa thể đánh giá hết được những công việc mang tính chiến lược, lâu dài của hiệu trưởng.

- Tiêu chuẩn 4: Tập trung sự thay đổi tích cực vào các tiêu chí như phát triển mối quan hệ với các cấp quản lý, lãnh đạo cấp trên, mối quan hệ trong cộng đồng đại học, với các nhà tài trợ, giới truyền thông,...

- Tiêu chuẩn 5: Tập trung sự thay đổi tích cực vào phát triển hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, đồng thời, chủ động nắm bắt, thích ứng sự thay đổi của nhà trường đáp ứng sự thay đổi của môi trường trong nước và quốc tế.

- Tiêu chuẩn 6: Tập trung sự thay đổi vào việc định hướng cho mục tiêu phát triển bản thân về năng lực quản lý, lãnh đạo, trình độ chuyên môn và sự tự trau dồi bản thân vì sự nghiệp chung của trường đại học.

Chúng tôi nhận thấy, trong tất cả tiêu chí của 06 tiêu chuẩn, không có tiêu chí nào được đánh giá là thấp hơn sau thử nghiệm, đồng thời, cũng có rất nhiều các tiêu chí khác vẫn giữ nguyên về điểm số, tức là chưa có sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, những tiêu chí có sự thay đổi chính là những tiêu chí rất cần thiết đối với một hiệu trưởng trường đại học hiện nay.

Biểuđồ 3.2. Tổng hợpmứcđộđápứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 03 hiệutrưởng TTN và STN

Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của ba hiệu trưởng trường đại học ở sơ đồ 3.2 trên cho thấy, sau tự đánh giá, các hiệu trưởng đã chú ý hơn vào việc tự phát triển, trau dồi phẩm chất và năng lực bản thân để đáp ứng ngày càng có chất lượng và hiệu quả công việc. Thay đổi tích cực, nhiều nhất đó là hiệu trưởng 2 với điểm số tự đánh giá trước và sau thử nghiệm tương ứng là 321.5 điểm và 333.5 điểm (tăng 12 điểm), hiệu trưởng 3 với điểm số là 327 điểm và 337.5 điểm (tăng 10.5 điểm) và hiệu trưởng 1 với điểm số từ 328 điểm lên 336.5 điểm (tăng 8.5 điểm).

Như vậy, có thể thấy, nhờ tự đánh giá mà hiệu trưởng trường đại học đã nhận thức rõ hơn, tập trung vào nâng cao năng lực bản thân để đáp ứng công việc có chất lượng và hiệu quả.

3.5.5.2. Kết quả đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ trườngđạihọc nơihiệutrưởng công tác

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá hiệu trưởng trường đại học của đội ngũ trườngđạihọcnơihiệutrưởng công tác – Trước và sau thửnghiệm

Hiệutrưởng 1 Hiệutrưởng 2 Hiệutrưởng 3

TT Tiêu chuẩn TTN STN TTN STN TTN STN 1. Tiêu chuẩn 1 53.0 53.0 54.0 54.0 54.5 55.5 2. Tiêu chuẩn 2 51.5 52.5 50.0 51.0 51.5 52.0 3. Tiêu chuẩn 3 121.0 123.0 118.5 122.0 121.5 127 4. Tiêu chuẩn 4 40.0 41.0 40.0 41.5 40.5 41.5 5. Tiêu chuẩn 5 39.5 39.5 38.0 39.0 41.5 41.5 6. Tiêu chuẩn 6 32.5 32.5 33.0 33.0 34.0 34.0 Tổngđiểm 337.5 341.5 333.5 340.5 343.5 351.5 Xếploại Khá Khá Khá Khá Khá Xuấtsắc

Kết quả số liệu thu được ở bảng trên được tổng hợp từ phụ lục 6c và phụ lục 6d, cho thấy, căn cứ vào quy chuẩn đánh giá, cả ba hiệu trưởng đều được đội ngũ hiệu phó, CBQL các phòng, các khoa, giảng viên và nhân viên đánh giá ở mức đạt chuẩn với cả ba hiệu trưởng trước thử nghiệm và 02 hiệu trưởng đạt mức độ khá và 01 hiệu trưởng đạt mức độ xuất sắc sau thử nghiệm. Điểm số đánh giá của đội ngũ đối với ba hiệu trưởng đều tăng sau thử nghiệm: Hiệu trưởng 3 từ 343.5 điểm lên 351.5 điểm (số điểm vừa cho đạt loại xuất sắc), hiệu trưởng 2 từ 337.5 điểm lên 341.5 điểm, hiệu trưởng 2 từ 333.5 điểm lên

340.5 điểm (giữ nguyên đánh giá xếp loại Khá). Kết quả này cho thấy, cơ bản hiệu trưởng ở địa bàn thử nghiệm đã đáp ứng được mong đợi của toàn thể đội ngũ nhà trường.

Chúng tôi cũng nhận thấy, tương tự như nội dung hiệu trưởng tự đánh giá, điểm số tăng của đội ngũ đánh giá hiệu trưởng tập trung vào các tiêu chí cơ bản, mang tính thúc đẩy cao, buộc người hiệu trưởng phải thay đổi càng sớm càng tốt, không có tiêu chí nào được đánh giá là thấp hơn sau thử nghiệm, đồng thời, cũng có rất nhiều các tiêu chí khác vẫn giữ nguyên về điểm số, tức là chưa có sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, những tiêu chí có sự thay đổi chính là những tiêu chí rất cần thiết đối với một hiệu trưởng trường đại học hiện nay.

Biểuđồ 3.3. Tổng hợpmứcđộđápứng tiêu chuẩn, tiêu chí của 03 hiệutrưởng TTN và STN

Tổng hợp mức độ đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí của ba hiệu trưởng trường đại học ở sơ đồ 3.3 trên cho thấy, sau khi nhận được kết quả đánh giá của đội ngũ, các hiệu trưởng đã chú ý hơn vào việc tự phát triển, trau dồi phẩm chất và năng lực bản thân để đáp ứng ngày càng có chất lượng và hiệu quả công việc. Thay đổi tích cực, nhiều nhất và từ mức khá đã đạt lên mức xuất sắc là hiệu trưởng 3 với điểm số tự đánh giá trước và sau thử nghiệm tương ứng là 343.5 điểm và 351.5 điểm (tăng 8.0 điểm), hiệu trưởng 2 với điểm số là 333.5 điểm và 340.5 điểm (tăng 7.0 điểm) và hiệu trưởng 1 với điểm số từ 337.5 điểm lên 341.5 điểm (tăng 4.0 điểm).

Như vậy, có thể thấy, nhờ có được các thông tin của đội ngũ đánh giá hiệu trưởng mà hiệu trưởng trường đại học đã có sự thay đổi tích cực về phẩm chất, năng lực để quản lý, lãnh đạo trường đại học của mình ngày càng phát triển.

Kết luận chương 3.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, định hướng phát triển GDĐH Việt Nam đến năm 2020 và các nguyên tắc đề xuất giải pháp cụ thể, đề tài luận án đã xây dựng 06 giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực, bao gồm:

(i) Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học.

(ii) Đổi mới quy hoạch và chỉ đạo thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng.

(iii) Đổi mới tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học, thực hiện thí điểm và nhân rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng.

(iv) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực quản lý, lãnh đạo cho hiệu trưởng trường đại học.

(v) Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn.

(vi) Có chính sách tôn vinh nghề nghiệp và tạo động lực cho sự tự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất.

Do điều kiện hạn chế trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm giải pháp 5 trong số 06 giải pháp đề xuất: “(v) Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn”. Kết quả thử nghiệm giải pháp này bước đầu đã khẳng định tính khả thi và hiệu quả của biện pháp này trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 144 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)