- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến
2.4.4. Cơ chế, chính sách, tạo động lực làm việc đối với Hiệu trưởng trường đại học
2.4.4. Cơ chế, chính sách, tạo động lực làm việc đối với Hiệu trưởng trường đại học đại học
Nội dung này gồm 05 nội dung cụ thể: (i) Cơ chế tự chủ, trách nhiệm xã hội của trường đại học; (ii) Quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng trường đại học; (iii) Quy định về quyền hạn của hiệu trưởng trường đại học; (iv) Chính sách tôn vinh đối với những cống hiến của Hiệu trưởng trường đại học; (v) Tạo động lực và phát triển nghề nghiệp đối với Hiệu trưởng trường đại học.
Số liệu thu được ở nội dung này thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.12. Cơ chế, chính sách, tạo động lực làm việc đối với Hiệu trưởng trườngđạihọc Mứcđộ Tốt Bình thường Chưatốt TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 246 74.32 73 22.05 12 3.63 896 2.71 3 2 Nội dung 2 278 83.99 48 14.50 5 1.51 935 2.82 1 3 Nội dung 3 271 81.87 45 13.60 15 4.53 918 2.77 2 4 Nội dung 4 95 28.70 124 37.46 112 33.84 645 1.95 5 5 Nội dung 5 92 27.79 133 40.18 106 32.02 648 1.96 4 XTBC 2.44
Cơ chế, chính sách đối với vị trí hiệu trưởng trường đại học được quy định khá cụ thể, rõ ràng trong các văn bản pháp quy của Nhà nước như Luật Giáo dục Đại học, Điều lệ trường đại học,... Vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, kết quả đánh giá thu được ở bảng trên thể hiện khá rõ nét khi XTBC=2.44, với các nội dung cụ thể XTB dao động từ 1.95 đến 2.82.
Ba nội dung được đánh giá cao nhất là nội dung (ii) Quy định về trách nhiệm của Hiệu trưởng trường đại học; (iii) Quy định về quyền hạn của hiệu trưởng trường đại học; (i) Cơ chế tự chủ, trách nhiệm xã hội của trường đại học, với XTB tương ứng là 2.82, 2.77 và 2.71, thứ bậc 1, 2 và 3, với một số lượng và tỷ lệ ý kiến rất thấp cho là chưa tốt, lần lượt là 1.51%, 4.53% và 3.63%, đồng thời có một số lượng và tỷ lệ đánh giá là tốt, tương ứng là 83.99%, 81.87% và 74.32%. Kết quả này cho thấy, công tác soạn thảo và ban hành các văn bản mang tính vĩ mô của lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên là
khá tốt, đảm bảo tạo hành lang pháp lý cho hiệu trưởng trường đại học lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của trường mình.
Hai nội dung được đánh giá thấp, lần lượt theo thứ tự là nội dung (v) Tạo động lực và phát triển nghề nghiệp đối với Hiệu trưởng trường đại học và nội dung (iv) Chính sách tôn vinh đối với những cống hiến của Hiệu trưởng trường đại học, với XTB tương ứng 1.96 và 1.95, thứ bậc 5 và thứ bậc 4, đồng thời là một số lượng và tỷ lệ đánh giá chưa thực hiện tốt khá cao, tương ứng là 33.84% và 32.02%. Kết quả này được hiểu là việc áp dụng chính sách của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên trong tạo động lực và ghi nhận những cống hiến của hiệu trưởng chưa thực sự tốt.
Qua phỏng vấn, chúng tôi được biết, việc ghi nhận này thường do chính đơn vị thực hiện hoặc đề xuất thông qua các đợt bình xét thi đua khen thưởng hàng năm, sự ghi nhận thường chỉ được thực hiện khi có các đợt tổng kết lớn của toàn ngành hoặc hiệu trưởng kết thúc một nhiệm kỳ của mình trước khi tiếp tục hoặc được điều động đảm nhiệm vị trí công việc khác. Vì vậy, để ghi nhận, tạo động lực kịp thời cho hiệu trưởng trong quá trình đảm nhiệm vai trò của mình, đồng thời, hiệu trưởng được coi là một nghề, cần sự đầu tư, khuyến khích phát triển năng lực nghề hiệu trưởng cũng là một vấn đề cần được lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện tốt hơn nữa.