Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 101 - 102)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.4.5. Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học

Nội dung này gồm 06 nội dung, cụ thể: (i) Xây dựng nội dung đánh giá cụ thể; (ii) Ban hành các quy định về đánh giá; (iii) Thực hiện quy trình đánh giá; (iv) Sử dụng kết quả đánh giá trong khen thưởng, thăng tiến đối với Hiệu trưởng trường đại học; (v) Đo lường tác động đánh giá đối với sự phát triển của nhà trường đại học; (vi) Thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đánh giá. Số liệu thu được ở nội dung này thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.13. Thựchiệnđánh giá hiệutrưởngtrườngđạihọc

Mứcđộ Tốt Bình thường Chưatốt TT Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 97 29.31 87 26.28 147 44.41 612 1.85 4 2 Nội dung 2 141 42.60 96 29.00 94 28.40 709 2.14 1 3 Nội dung 3 95 28.70 125 37.76 111 33.53 646 1.95 3 4 Nội dung 4 86 25.98 155 46.83 90 27.19 658 1.99 2 5 Nội dung 5 45 13.60 122 36.86 164 49.55 543 1.64 6

6 Nội dung 6 54 16.31 119 35.95 158 47.73 558 1.69 5

XTBC 1.88

Kết quả khảo sát đánh giá hiệu trưởng trường đại học ở bảng trên cho thấy, nội dung công tác này được thực hiện ở mức độ thấp với XTBC=1.88, với các XTB dao động thấp nhất từ 1.64 đến cao nhất 2.14 và một số lượng, tỷ lệ đánh giá chưa tốt khá cao (thấp nhất là 27.19% và cao nhất là 49.55%).

Duy nhất nội dung (ii) Ban hành các quy định về đánh giá có XTB>2 là 2.14, thứ bậc 1 song cũng có tới 94 ý kiến (chiếm 28.40%) cho rằng, thực hiện chưa tốt. Nội dung (v) Đo lường tác động đánh giá đối với sự phát triển của nhà trường đại học được đánh giá thấp nhất với XTB=1.64, thứ bậc 6, trong đó có 164 ý kiến (chiếm 49.55%) cho rằng thực hiện chưa tốt.

Trao đổi nội dung này, chúng tôi được biết, vì hiện nay chưa có chuẩn hiệu trưởng trường đại học, mà chỉ có điều khoản quy định chung về một số phẩm chất, năng lực của hiệu trưởng trường đại học trong Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học. Do đó, tất cả các nội dung về đánh giá hiệu trưởng trường đại học cần được xây dựng và ban hành với một bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá cụ thể.

Bên cạnh đó, do các nguyên nhân trên đây, không nên coi việc đánh giá hiệu trưởng trường đại học nằm trong đánh giá chung đối với cán bộ quản lý trường đại học. Một quy trình đánh giá, thủ tục đánh giá, lực lượng tham gia đánh giá,... dành riêng cho hiệu trưởng trường đại học cần được sớm nghiên cứu và ban hành để tổ chức thực hiện trong thực tiễn của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên.

Như vậy, điều này không chỉ có ý nghĩa sử dụng kết quả đánh giá trong khen thưởng, thăng tiến đối với Hiệu trưởng trường đại học mà quan trọng hơn sẽ giúp cho việc đo lường tác động của việc đánh giá hiệu trưởng đối với sự phát triển của nhà trường đại họcvà thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đánh giá (thăng tiến, miễn nhiệm, bãi nhiệm) đối với hiệu trưởng, đảm bảo sự phát triển, sự ổn định và bền vững của trường đại học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)