Đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 60 - 61)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

1.5.5.Đánh giá đội ngũ hiệu trưởng trường đại học

Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2005), “đánh giá” bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin về con người nói chung. Đánh giá hiệu trưởng được coi là quá trình thu thập các “bằng chứng” về các hoạt động mà hiệu trưởng phải làm với tư cách là nhà nhà quản lý, nhà lãnh đạo, người đứng đầu trường đại, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét nhằm giúp hiệu trưởng trường đại học đánh giá đúng năng lực hiện có, căn cứ

vào chức năng và nhiệm vụ được giao để tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhà trường hiệu quả.

Trong hoạt động quản lý, lãnh đạo trường đại học của cơ quan quản lý cấp trên, đánh giá cán bộ, hiệu trưởng trường đại học là khâu không thể thiếu. Đánh giá đúng sẽ có phương hướng và biện pháp giải quyết đúng, làm cho hiệu trưởng phấn khởi và tin tưởng. Đánh giá không đúng hoặc đánh giá sai hiệu trưởng sẽ có tác hại khôn lường. Việc đánh giá hiệu trưởng trường đại học sẽ giúp cơ quan quản lý cấp trên hiểu rõ và đánh giá đúng, phát hiện được hiệu trưởng tốt, có tài, sử dụng họ một cách hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, với việc tự đánh giá, hiệu trưởng tự nhìn nhận được những điểm mạnh, điểm hạn chế và điều chi

Đánh giá cán bộ để từ đó có cơ chế, chính sách bố trí, sử dụng, đãi ngộ, giáng cấp và sa thải đúng. Trong các trường đại học, đánh giá cán bộ gồm các đối tượng là cán bộ khoa học (giảng viên và nghiên cứu viên); CBQL và cán bộ hành chính, phục vụ. Tuy nhiên, đánh giá cán bộ là một hoạt động có tính nhân văn cao với khái niệm “văn hoá đánh giá cán bộ”.

Hoạt động đánh giá giảng viên cũng như bất kỳ công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Chính vì vậy, việc đánh giá ĐNGV phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân giảng viên, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của cơ sở giáo dục đại học.

Nội dung của vấn đề này bao gồm: (i) Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể; (ii) Ban hành các quy định về đánh giá; (iii) Thực hiện quy trình đánh giá; (iv) Sử dụng kết quả đánh giá trong khen thưởng, thăng tiến đối với Hiệu trưởng trường đại học; (v) Đo lường tác động đánh giá đối với sự phát triển của nhà trường đại học; (vi) Thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đánh giá (thăng tiến, miễn nhiệm, bãi nhiệm).

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 60 - 61)