Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 82)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.3.1. Tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Đây được coi là tiêu chuẩn tiên quyết, rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với các tiêu chuẩn còn lại, tạo nên một cách nhìn tổng thể về vị trí nghề nghiệp của hiệu trưởng trưởng đại học.

Tiêu chuẩn này chúng tôi xác định gồm 6 tiêu chí: (i) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân; (ii) Tinh thần trách nhiệm, gắn bó với công việc, ý thức tổ chức kỷ luật; (iii) Đoàn kết, hợp tác, cộng đồng trách nhiệm; (iv) Tôn trọng, quan tâm, thấu hiểu, đối xử công bằng với giảng viên, nhân viên, sinh viên; (v) Chuẩn mực, gương mẫu về tác phong, lối sống, giao tiếp, ứng xử; (vi) Quan tâm, chú ý toàn diện, tận tâm với công việc.

Số liệu thu được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Đánh giá tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của CBQL trườngđạihọc Tốt Bình thường Chưa tốt TT Mứcđộ Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1. Tiêu chí 1 320 96.68 11 3.32 0 0.00 982 2.97 1 2. Tiêu chí 2 281 84.89 38 11.48 12 3.63 931 2.81 4 3. Tiêu chí 3 278 83.99 53 16.01 0 0.00 940 2.84 3 4. Tiêu chí 4 223 67.37 81 24.47 27 8.16 858 2.59 6 5. Tiêu chí 5 315 95.17 16 4.83 0 0.00 977 2.95 2 6. Tiêu chí 6 255 77.04 57 17.22 19 5.74 898 2.71 5

Kết quả số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn 1 đều được các đối tượng khảo sát đánh giá cao với XTB thấp nhất là 2.59 và XTB cao nhất là 2.97. Trong đó, tiêu chí 1 và tiêu chí 2 được đánh giá cao nhất với XTB tương ứng là 2.97 và 2.95, cùng với một số lượng và tỷ lệ tương ứng đánh giá ở mức độ tốt khá tập trung (96.68% và 95.17%), không có ý kiến nào (0.0%) cho rằng, việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân và sự chuẩn mực, gương mẫu về tác phong, lối sống, giao tiếp, ứng xử của hiệu trưởng là chưa tốt.

Tuy nhiên, tiêu chí 4 lại được đánh giá là thấp nhất với XTB=2.59, còn có một số lượng và tỷ lệ cao chỉ đạt ở mức độ bình thường và chưa tốt (tương ứng là 24.47% và 8.16%). Như vậy, sự tôn trọng, quan tâm, thấu hiểu, đối xử công bằng với giảng viên, nhân viên, sinh viên của hiệu trưởng chưa thực sự được các đối tượng khảo sát đánh giá cao. Đây được coi là nội dung mà hiệu trưởng trường đại học cần quan tâm, cải tiến trong công tác quản lý, lãnh đạo của mình, đặc biệt với vị trí người đứng đầu của một trường đại học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 80 - 82)