Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 93 - 95)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

2.4.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng

Bảng 2.9. Quy hoạch phát triểnđộingũhiệutrưởng

Tốt Bình thường Chưatốt TT Mứcđộ Nội dung SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) n XTB Thứ bậc 1. Nội dung 1 56 16.92 122 36.86 153 46.22 565 1.71 7 2. Nội dung 2 133 40.18 112 33.84 86 25.98 709 2.14 4 3. Nội dung 3 72 21.75 117 35.35 142 42.90 592 1.79 5 4. Nội dung 4 65 19.64 125 37.76 141 42.60 586 1.77 6 5. Nội dung 5 225 67.98 66 19.94 40 12.08 847 2.56 2 6. Nội dung 6 148 44.71 109 32.93 74 22.36 736 2.22 3 7. Nội dung 7 222 67.07 77 23.26 32 9.67 852 2.57 1 8. XTBC 2.11

Nội dung khảo sát ở bảng trên gồm 07 nội dung cụ thể: (i) Quy hoạch chiến lược phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường đại học (> 5 năm); (ii) Quy hoạch theo nhiệm kỳ hiệu trưởng trường đại học; (iii) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, nội dung cụ thể đối với vị trí hiệu trưởng trường đại học (cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ trường đại học); (iv) Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch vị trí hiệu trưởng trường đại học; (v) Chỉ đạo các trường thực hiện quy hoạch theo lộ trình; (vi) Kiểm tra, đánh giá thực hiện quy hoạch các trường đại học; (vii) Tạo ảnh hưởng của quy hoạch đến kết quả thăm dò, giới thiệu chức danh hiệu trưởng trường đại học.

Kết quả số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng được đánh giá chung ở mức XTBC=2.11. Kết quả số liệu này thể hiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ này đã được thực hiện song chưa thực sự được chú trọng.

Các nội dung được đánh giá cao theo trình tự tương ứng là nội dung (vii)

Tạo ảnhhưởng của quy hoạch đến kết quảthăm dò, giới thiệuchức danh hiệu trưởng trường đại học; nội dung (v) Chỉ đạo các trường thực hiện quy hoạch theo lộ trình; nội dung (vi) Kiểm tra/đánh giá thực hiện quy hoạch các trường đại học, lần lượt với XTB là 2.57, 2.56 và 2.22, thứ bậc 1, 2 và 3. Cả ba nội dung này tập trung vào vấn đề tạo ảnh hưởng, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của cơ quan quản lý, lãnh đạo cấp trên đối với quy hoạch đội ngũ ở cấp trường.

Hai nội dung được đánh giá thấp nhất là nội dung (i) Quy hoạch chiến lược phát triển độingũHiệutrưởngtrườngđại học (> 5 năm) và nội dung (iv)

Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch vị trí hiệu trưởng trường đạihọc, với XTB tương ứng là 1.71 và 1.77, thứ bậc 7 và 6.

Đây có thể được coi là hai chức năng lãnh đạo chủ yếu của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên, không phải là ở cấp trường, song chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt là thiếu quy hoạch đội ngũ này ở tầm chiến lược (>5 năm) với tỷ lệ 46.22% ý kiến đánh giá là chưa tốt, chỉ có 16.92% ý kiến đánh giá là tốt. Thực tiễn trong thời gian qua đã minh chứng cho thấy, đơn vị chủ quản (Bộ GD&ĐT) đã khá lúng túng khi tìm người đứng đầu trường đại học ở một số thời điểm, ở một số trường đại học. Việc chỉ định một số lãnh đạo Bộ tạm thời đảm đương vị trí hiệu trưởng trường đại học được coi là giải pháp tình thế, mặc dù có một số tác động tích cực, song về gốc rễ và sự phát triển bền vững, ổn định của một trường đại học cho thấy, sự thiếu vắng vấn đề quy hoạch chiến lược cho đội ngũ hết sức quan trọng này của cơ quan quản lý cấp trên.

Cùng với hai nội dung được đánh giá thấp nhất trên đây, nội dung (iii) Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, nội dung cụ thể đối với vị trí hiệu trưởng trường đại học (cụ thể hóa quy định của Luật Giáo dục Đại học và Điều lệ trường đại học) cũng được đánh giá thấp tiếp theo với XTB=1.79 và có tới 42.90% ý kiến đánh giá là chưa tốt.

Thực tế, đến thời điểm nghiên cứu hiện tại, chưa có văn bản nào được cơ quan quản lý cấp trên ban hành về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho vị trí hiệu trưởng trường đại học, việc thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học chỉ dựa vào Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học và được đánh giá chung trong phạm vi điều chỉnh là cán bộ quản lý giáo dục. Trong khi đó, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá hiệu trưởng trường phổ thông đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện trong thực tiễn và đã đem lại những ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng các trường phổ thông. Đây có thể được coi là sự thiếu vắng rõ nét trong nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học nói chung và ở địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng của lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên.

Như vậy, có thể thấy, công tác quy hoạch đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học còn có nhiều hạn chế, đặc biệt là ở các nội dung do lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên chịu trách nhiệm chính.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)