Các yếu tố chủ quan (bên trong)

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 62 - 65)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

1.6.2. Các yếu tố chủ quan (bên trong)

1.6.2.1. Môi trườngsưphạm hay văn hóa nhà trường

Môi trường sư phạm có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ CBQL giáo dục với các tác động tới tình cảm, lý trí, hành vi của họ cũng như tới các thành viên khác của nhà trường.

Một bầu không khí thân mật, cởi mở với những niềm tự hào của tất cả thành viên trong nhà trường sẽ tạo nên nét văn hóa đặc trưng, với phong cách làm việc, ứng xử, trách nhiệm trong mọi hoạt động

Đối với CBQL nói chung, hiệu trưởng nói riêng, văn hóa trong quản lý là nét đẹp trong hoạt động quản lý. Người có văn hóa quản lý là người hội tụ các nhân tố tích cực của ba nhân tố: Tầm nhìn quản lý, kỹ năng quản lý và phong cách quản lý [30, tr209]. Một môi trường sư phạm hay văn hóa nhà trường với các giá trị được tạo lập giúp cho hiệu trưởng và toàn thể đội ngũ có được một môi trường làm việc có văn hóa.

1.6.2.2. Phẩmchất,năng lực, trình độcủa độingũhiệu trưởng

Chủ thể quản lý có nhiệm vụ đề ra, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả của các đường lối, chính sách, phương hướng phát triển của trường đại học. Điều này đòi hỏi hiệu trưởng phải có trình độ chuyên môn và tầm nhìn xa, trông rộng để có thể đưa ra và thực hiện hiệu quả các định hướng, chính sách của nhà trường.

Hiệu trưởng phải thu thập, xử lý thông tin một cách khách quan, tránh tình trạng chủ quan, bất công, vô lý gây nên sự hoang mang và mất đoàn kết trong nội bộ nhà trường. Hiệu trưởng cần phải đóng vai trò là phương tiện thỏa

mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên. Để thực hiện được vai trò này, hiệu trưởng cần phải nghiên cứu nắm vững công tác quản lý nhân sự để có thể tiếp cận nhân viên, biết lắng nghe ý kiến và tìm ra được tiếng nói chung với nhân viên. Quản lý nhân sự trong nhà trường có đem lại kết quả mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của hiệu trưởng với lợi ích chính đáng của nhân viên trong nhà trường.

Tóm lại, phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học là một công việc quan trọng đối với sự phát triển trường đại học, của cả ngành giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý cấp trên khác. Đây là công việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ này, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà.

Kết luận chương 1.

Kết quả nghiên cứu về lý luận ở chương 1 đã đề cập và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:

1. Tổng quan về phát triển đội ngũ cán bộ, đội ngũ CBQL giáo dục và đội ngũ hiệu trưởng trường đại học. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra vấn đề chưa được giải quyết và đề xuất nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học theo vị trí công việc với khung năng lực gồm các tiêu chuẩn và tiêu chí cụ thể về phẩm chất, năng lực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Đề tài luận án đã xây dựng một số khái niệm công cụ bao gồm: (i)

CBQL trường đại học là CBQL giáo dục, làm việc trong một sở giáo dục đại học; (ii) CBQL trường đại học vị trí hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu quản lý trường đại học; (iii) Hiệu trưởng trường đại học sử dụng trong đề tài luận án được hiểu theo nghĩa: Lãnh đạo và quản lý; (iv) Quản lý trường đại học,thuộc phạm trù khái niệmquản lý nhà trường, đó là quá trình tác động có mụcđích, có định hướng, có tính kếhoạchcủa các chủthểquản lý (đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường) đến các đối tượng quản lý (giáo viên, nhân viên, người học, các bên liên quan,…) và huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện sứ mệnh của nhà trường đối với hệthống giáo dục và đàotạo,với cộngđồng và xã hộinhằmthựchiện mục tiêu giáo dục đã xác định trong một môi trường luôn luôn biến động; (v) Lãnh đạo trường đại học là sự thiết lập mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển nhà trường, là quá trình gây ảnh hưởng, tác động của các chủ thể lãnh đạo nhà trường (đứng đầu là hiệu trưởng) lên người dạy, người học, cán bộ nhân viên và tất cả các bên liên quan để phát huy tầm ảnhhưởng, thu phục lòng tin, sự ủnghộ tự nguyện của họ, dẫn dắt họ đi theo người lãnh đạo nhà trường để

hiện thực hóa sứ mệnh của nhà trường đối với hệ thống giáo dục và đào tạo, với cộng đồng xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo con người theo nhu cầu xã hội. Đồng thời, luận án cũng đề cập đến các nội dung và đặc điểm hoạt động của hiệu trưởng trường đại học.

3. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm tiếp theo như: Nguồn nhân lực, phát triển nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, nhấn mạnh người hiệu trưởng cần phải đảm bảo khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo, giúp cho công tác quản lý, lãnh đạo nhà trường đạt hiệu quả tốt nhất, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận năng lực trong phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học.

4. Các kết quả nghiên cứu không đưa ra một cách tổng quát và đầy đủ, cụ thể về phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng trường đại học nhưng một khung năng lực chung cũng đã được một số công trình nghiên cứu đề cập đến.

5. Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học tuân theo các bước của phát triển nguồn nhân lực như quy hoạch, đào tạo - bồi dưỡng, bổ nhiệm – miễn nhiệm, tạo động lực làm việc và đánh giá.

6. Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học chịu ảnh hưởng tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan nhất định, cần được tính đến một cách đầy đủ, đồng bộ và toàn diện.

Chương 2.

THỰCTRẠNG PHÁT TRIỂNĐỘINGŨHIỆUTRƯỞNGTRƯỜNGĐẠI

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)