Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và khả th

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 111 - 112)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn và khả th

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho việc đề xuất các giải pháp phải hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đồng thời các giải pháp phải có khả năng thực hiện được ở trong thực tiễn phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Để các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học có tính thực tiễn, việc đề xuất các giải pháp phải dựa trên yêu cầu thực tiễn của trường đại học về tiêu chuẩn, tiêu chí của vị trí chức danh nghề nghiệp của người hiệu trưởng, đồng thời, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của GDĐH, của yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta nói chung giai đoạn hiện nay.

Các giải pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động để phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để bảo đảm tính khả thi, các giải pháp được đề xuất phải căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của trường để thực hiện các giải pháp một cách có hiệu quả. Vì vậy, có giải pháp được coi là giải pháp chung cho các trường đại học, song cũng có giải pháp mà mỗi trường cần tiếp tục điều chỉnh, áp dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường mình.

Thực hiện giải pháp này, đồng thời yêu cầu hiệu trưởng trường đại học, lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên không được duy ý chí, áp đặt, xa rời thực tiễn, luôn cần coi “thực tiễn là thước đo chân lý”.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 111 - 112)