Đổi mới tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học, thực hiện thí điểm và nhân rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 117 - 120)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

3.3.3. Đổi mới tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học, thực hiện thí điểm và nhân rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng

hiện thí điểm và nhân rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng

a) Mục đích, ý nghĩa

- Thay đổi, hình thành tư duy mới trong tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học: Theo truyền thống ở nước ta cũng như nhiều nước khác

trên thế giới, hiệu trưởng trường đại học thường được bổ nhiệm từ giảng viên giỏi, có thâm niên giảng dạy, có quá trình công hiến lâu năm và kinh qua các vị trí quản lý từ thấp đến cao (tổ trưởng bộ môn, trưởng/phó khoa hoặc trưởng/phó phòng), đồng thời yếu tố chính trị (nguồn gốc gia đình, lý lịch chính trị) đóng vai trò hết sức quan trọng. Quan niệm và cách làm này phù hợp với nhà trường đại học truyền thống khi chức năng quản lý hành chính là chủ đạo. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh,… các chức năng mới của trường đại học hình thành (thu hút nhân tài, mở rộng tự do học thuật, tự chủ và trách nhiệm xã hội, đào tạo nhân lực tri thức, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học,…), trong đó thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học được coi là cốt lõi của quản trị đại học hiện nay. Vì vậy, hiệu trưởng trường đại học phải thực hiện quản lý lãnh đạo trường đại học theo chức năng quản trị doanh nghiệp, đòi hòi hỏi năng lực, phẩm chất lãnh đạo quan trọng hơn nhiều là kinh nghiệm giảng dạy. Cách làm cũ trong bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trường đại học sẽ không còn hoàn toàn phù hợp nữa, cần phải được thay đổi để mở rộng phạm vi lựa chọn tìm kiếm nhân tài.

- Thực hiện đổi mới quản lý GDĐH, chuyển từ cơ chế quản lý nhân sự theo kiểu quan liêu bao cấp sang cơ chế cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy luật của kinh tế thị trường định hướng XHCN, tạo ra bước tác động quyết định đến phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học, yếu tố quyết định sự phát triển của nhà trường đại học.

- Làm cho việc tuyển chọn cán bộ quản lý, lãnh đạo trường đại học được thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch, nhằm tuyển lựa được những ứng viên xuất sắc nhất, đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, xứng đáng đứng vào vị trí lãnh đạo nhà trường.

- Xóa bỏ tính đặc thù, đặc lợi và các tiêu cực (vấn đề chạy chức, chạy quyền) trong bổ nhiệm hiệu trưởng nói chung và hiệu trưởng trường đại học nói riêng vẫn còn tồn tại trong thực tế xã hội ta. Khắc phục được những mặt hạn chế của yếu tố cơ cấu, yếu tố chính trị, hoặc tuy có đủ bằng cấp, chứng chỉ nhưng thiếu năng lực quản lý, lãnh đạo. Bảo đảm sự trong sạch, minh bạch của môi trường nhà trường đại học - yếu tố tiên quyết để thực hiện sứ mệnh trường đại học một cách công bằng, chất lượng, hiệu quả.

b) Nội dung

- Cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH lập kế hoạch, hướng dẫn các trường đại học lập quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược trường đại học.

Khung năng lực hiệu trưởng trường đại học được coi là tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm vào vị trí quản lý, lãnh đạo.

- Đổi mới phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học theo tinh thần tôn trọng tài năng, công bằng, dân chủ, trọng dụng nhân tài. Đối tượng tuyển dụng vào vị trí hiệu trưởng trường đại học nằm trong diện được quy hoạch nguồn nhân lực chiến lược và được mở rộng ra cho các đối tượng nằm ngoài diện quy hoạch (cán bộ, giảng viên đang công tác ở các cơ quan quản lý GDĐH và cơ sở GDĐH khác,…). Quy định về tiêu chuẩn cụ thể sẽ được nghiên cứu công bố rộng rãi trước khi tiến hành quy trình tuyển dụng. Theo ý kiến của một số nhà khoa học “đại học ngày nay đã trở thành toàn cầu hóa. Những trường đại học danh tiếng trên thế giới là những nơi thu hút người tài khắp năm châu, bất kể họ có quốc tịch gì và thành phần chính trị nào. Nhưng trong điều kiện và bối cảnh hiện nay, các đại học ở Việt Nam chưa có cơ chế tự chủ để tuyển dụng nhân tài như trên thế giới, và vì thế, đại học ở Việt Nam vẫn luẩn quẩn trong vòng “ao nhà” và chưa vươn ra thế giới” (Nguyên Văn Tuấn, Phạm Thị Ly, 676). Khi Việt Nam chính thức tham gia vào các Hiệp định và Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economic Community - AEC), việc mở rộng tuyển dụng hiệu trưởng và một số vị trí cán bộ quản trị trường đại học người nước ngoài sẽ là một phương thức mở trong tuyển dụng cán bộ mà các cơ quan quản lý, lãnh đạo cần phải đón đầu.

- Kết hợp tính ưu việt, giá trị của cách làm truyền thống với những sáng kiến, đổi mới trong tuyển dụng, bổ nhiệm.

- Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng với tuyển dụng, bổ nhiệm.

- Thực hiện thí điểm và mở rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng trường đại học. Ở những trường có đủ điều kiện thực hiện thi tuyển hiệu trưởng, ở những trường còn chưa chuẩn bị được các điều kiện căn bản (thành quả đổi mới; năng lực cán bộ; nhận thức, sự sẵn sàng, tâm thế của ứng viên, cán bộ giảng viên, sinh viên,…) thực hiện lấy tín nhiệm, xét tuyển và bổ nhiệm.

Trên cơ sở đề xuất nghiên cứu xây dựng định hướng và khung năng lực hiệu trưởng trường đại học trên đây, chúng tôi đề xuất Phiếu đánh giá ứng viên thi tuyển công chức lãnh đạo sau:

Vị trí dự tuyển: Hiệu trưởng trường đại học ... Họ và tên ứng viên:... Thành viên hội đồng đánh giá:...

Bảng 3.1. Phiếuđánh giá ứng viên thi tuyển công chứcvị trí hiệutrưởng trường đạihọc

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 117 - 120)