Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 138 - 142)

- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến

15. Tự trau dồi, hoàn thiện nhân cách hiệu trưởng trường đại học

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kếtquảkhảonghiệmvềmứcđộcần thiếtcủa các giải pháp

Bảng 3.5. Kếtquảkhảonghiệmvềmứcđộcầnthiếtcủa các giải pháp Rấtcần thiết Bình thường Không cần thiết TT Giải pháp SL TL% SL TL% SL TL% n Xtb Thứ bậc 1 Giải pháp 1 325 93.93 21 6.07 0 0.00 1017 2.94 1 2 Giải pháp 2 235 67.92 82 23.70 29 8.38 898 2.60 3 3 Giải pháp 3 214 61.85 105 30.35 27 7.80 879 2.54 4 4 Giải pháp 4 185 53.47 126 36.42 35 10.12 842 2.43 5 5 Giải pháp 5 282 81.50 64 18.50 0 0.00 974 2.82 2 6 Giải pháp 6 178 51.45 132 38.15 36 10.40 834 2.41 6

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các giải pháp đề xuất cho thấy, tất cả 05 giải pháp đều có mức độ cần thiết cao với XTB từ 2.41 đến 2.94, trong đó, hai giải pháp được đánh giá ở mức độ cần thiết cao nhất là giải pháp 1: “Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học” và giải pháp 5: “Thực hiện đánh giá hiệu trưởng trường đại học theo chuẩn”, tương ứng với XTB lần lượt là 2.94 (thứ bậc 1) và 2.82 (thứ bậc 2). Cả hai giải pháp 1 và giải pháp 5 đều không có ý kiến nào (chiếm 0.00%) đánh giá là không cần thiết.

Ba giải pháp là giải pháp 2: “Đổi mới quy hoạch và chỉ đạo thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển đội ngũhiệu trưởng” và giải pháp 3: “Đổi mới tuyển dụng, bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học, thực hiện thí điểm và nhân

rộng hình thức thi tuyển hiệu trưởng” và giải pháp 4: “Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực quản lý, lãnh đạo cho hiệu trưởng trườngđại học” được đánh giá ở mức độ trung bình, với XTB lần lượt 2.60 (thứ bậc 3), 2.54 (thứ bậc 4) và 2.43 (thú bậc 5). Ba giải pháp này đều có số lượng và tỷ lệ cao các ý kiến cho rằng ở mức độ bình thường, lần lượt là 82 ý kiến (chiếm 23.70%), 105 ý kiến (chiếm 30.35%) và 126 ý kiến (chiếm 36.42%), đồng thời, cũng có một số lượng và tỷ lệ nhất định ý kiến cho rằng là không cần thiết ở các nội dung này.

Giải pháp 6: “Có chính sách tôn vinh nghề nghiệp và tạo động lực cho sự tự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học” được đánh giá là mức độ cần thiết là thấp nhất, với XTB=2.41 (thứ bậc 6), số lượng ý kiến cho rằng không cần thiết tới 36 ý kiến (chiếm 10.40%) và cho rằng ở mức độ bình thường với 132 ý kiến chiếm 38.15%).

Mặc dù có sự đánh giá ở các mức độ cần thiết khác nhau về các giải pháp của các ý kiến, song kết quả khảo nghiệm trên đã khẳng định mức độ cần thiết của các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.4.2.2. Kếtquảkhảonghiệmvềmứcđộkhả thi của các giải pháp

Bảng 3.6. Kếtquảkhảonghiệmvềmứcđộkhả thi của các giải pháp Rấtkhả thi Bình thường Không khả thi TT Giải pháp SL TL% SL TL% SL TL% n Xtb Thứ bậc 1 Giải pháp 1 295 85.26 51 14.74 0 0.00 987 2.85 1 2 Giải pháp 2 195 56.36 103 29.77 48 13.87 839 2.42 3 3 Giải pháp 3 183 52.89 105 30.35 58 16.76 817 2.36 5 4 Giải pháp 4 164 47.40 133 38.44 49 14.16 807 2.33 6 5 Giải pháp 5 197 56.94 83 23.99 66 19.08 823 2.38 4 6 Giải pháp 6 192 61.94 93 30.00 25 8.06 787 2.54 2

Kết quả bảng trên cho thấy, mức độ khả thi của hầu hết các giải pháp (trừ giải pháp 1) được các ý kiến đánh giá ở mức độ “trung bình khá”, với XTB hầu hết từ 2.33 đến 2.54.

Giải pháp 1: “Nghiên cứu xây dựng định hướng khung năng lực hiệu trưởng trường đại học” và giải pháp 6: “Có chính sách tôn vinh nghề nghiệp

và tạo động lực cho sựtự phát triển của đội ngũ hiệu trưởng trường đại học”

được đánh giá là mức độ khả thi cao nhất, tương ứng với XTB lần lượt là 2.85 và 2.54. Trong khi giải pháp 1 không có ý kiến nào (chiếm 0.00%) thì giải pháp 6 đã có tới 25 ý kiến (chiếm 8.06%) đánh giá là không khả thi, đồng thời có tới 93 ý kiến (chiếm 30.0%) đánh giá ở mức độ bình thường.

Không có sự khác biệt lớn giữa các giải pháp còn lại (giải pháp 2, 3, 4 và 5) các ý kiến đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp với một số lượng và tỷ lệ khá lớn ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường và không khả thi, đặc biệt giải pháp 5 có 66 ý kiến (chiếm tỷ lệ 19.08%) và giải pháp 3 có 58 ý kiến (chiếm tỷ lệ 16.76%) đánh giá ở mức độ không khả thi.

Như vậy, mặc dù các ý kiến đánh giá các giải pháp đề ra đều ở mức độ khả thi nhưng ở mức độ không thực sự cao. Kết quả này cho thấy, các giải pháp đề xuất mới chỉ ở mức độ nhận thức ban đầu, cần được thử nghiệm, thí điểm trong thực tiễn để khẳng định sự cần thiết của các giải pháp này.

3.4.2.3. So sánh kết quảkhảonghiệmvềmức độcần thiết và mứcđộ khả thi của các giải pháp

Bảng 3.7. Hệsố thứbậc giữa tính cầnthiết và tính khả thi Mứcđộcầnthiết Mứcđộkhả thi TT Các giải pháp Xtb Thứbậc x Ytb Thứbậc y 1 Giải pháp 1 2.94 1 2.85 1 2 Giải pháp 2 2.60 3 2.42 3 3 Giải pháp 3 2.54 4 2.36 5 4 Giải pháp 4 2.43 5 2.33 6 5 Giải pháp 5 2.82 2 2.38 4 6 Giải pháp 6 2.41 6 2.54 2

Áp dụng công thức Spearman, tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, ta có: r = 0.866.

Hệ số này cho thấy, tương quan này là tương quan chặt chẽ. Các giải pháp nếu được áp dụng trong thực tiễn phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học sẽ có tính khả thi cao.

Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp đã đề xuất được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơđồ 3.1. So sánh mứcđộcầnthiết và mứcđộkhả thi của các giải pháp

Như vậy, trong 6 giải pháp đã đề xuất, giải pháp 1 và giải pháp 5 là có tính cần thiết và tính khả thi cao nhất, tương ứng với XTB của giải pháp 1 là 2.94 và 2.85, giải pháp 5 là 2.82 và 2.38. Bên cạnh đó, sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp 2 cũng khá chặt chẽ với XTB tương ứng là 2.60 và 2.42.

Tuy nhiên, mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp 5 không được thực sự chặt chẽ, tương ứng với XTB là 2.82 và 2.38. Hai giải pháp 3 mối tương quan cả tính cần thiết và tính khả thi không được đánh giá cao khi XTB là 2.54 và 2.36.

Giải pháp 6, mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi thể hiện tương quan ngược. Mức độ cần thiết được đánh giá thấp với XTB là 2.41 nhưng mức độ khả thi lại được đánh giá cao hơn với XTB là 2.54. Điều này cho thấy, sự tôn vinh và tạo động lực được nhiều ý kiến đánh giá là bình thường song thực tiễn thì thực hiện giải pháp này lại mang tính khả thi cao.

Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn số người được trưng cầu ý kiến đã tán thành với những giải pháp được nêu ra trong đề tài luận án này. Tất cả ý kiến đánh giá đều cho rằng là rất cần thiết và rất khả thi, mặc dù ở số lượng, tỷ lệ và ở các mức độ khác nhau. Điều này chứng tỏ các giải pháp chúng tôi đề xuất là phù hợp, đáp ứng yêu cầu trong công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học thuộc địa bàn nghiên cứu.

Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, để các giải pháp đó thực sự là những định hướng cách làm có hiệu quả thì cần phải tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa, tìm kiếm sự đồng thuận, cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, nguồn lực tài chính, kỹ thuật để tổ chức thực hiện. Đồng thời, cần thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu phát triển đội ngũ này trong những thời điểm nhất định, định hướng phát triển của từng trường đại học, nhóm phân loại các trường đại học và cả hệ thống GDĐH.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 138 - 142)