Đặc điểm hoạt động của hiệu trưởng trường đại học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 38)

- Có kết quả ngay sau một thờ

1.3.2. Đặc điểm hoạt động của hiệu trưởng trường đại học

1.3.2.1. Hoạt động của hiệu trưởng trườngđại học với tư cách vừa đáp ứng chứcnăng lãnh đạo và vừađápứngchứcnăng quản lý

Theo quan điểm của Pam Robbins và Harvey B. Alvy (2004), quản lý và lãnh đạo luôn song hành với nhau, nó tích hợp trong một nhà quản lý [57]. Còn theo J.P. Khongtter (1990), thật là vô lí khi bàn về ban quản lý mà không bàn về ban lãnh đạo [42, tr263].

Lãnh đạo được hiểu là hình thái hoạt động quản lý cao nhất, là hạt nhân, là ngọn đèn pha của quản lý. Lãnh đạo được xem như “bộ não” của quản lý, là hệ thần kinh trung ương của quản lý, là tâm điểm thống nhất giá trị của tổ chức. Đặc điểm chủ yếu của lãnh đạo là ở chỗ xác định đường lối cơ bản, là định hướng mang tính chiến lược, là gây ảnh hưởng, là lôi cuốn quần chúng tự giác, nỗ lực thực hiện có kết quả đường lối, mục tiêu đã vạch ra. Đặc điểm chủ yếu của quản lý thể hiện ở vai trò ưu tiên thực hiện các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Quản lý mang tính quy trình, bài bản, đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật, thủ tục. Lãnh đạo mang đậm yếu tố chủ quan, trong đó yếu tố sáng tạo, lãnh đạo để tạo ra sự thay đổi lớn lao, dẫn dắt tổ chức vượt qua những thách thức, trở ngại, những địa hình chưa từng đi qua luôn giữ vai trò quan trọng, thì quản lý lại là những tác động có thể “quy trình hoá” ở mức độ nhất định.

Một cách chung nhất, nhà quản lý cần biết cách lãnh đạo cũng như quản lý. Không có sự lãnh đạo và quản lý, các tổ chức ngày nay sẽ đối mặt với nguy cơ diệt vong. Quản lý là quá trình xác lập và thực hiện các mục đích của tổ chức thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (hoặc lãnh đạo) và kiểm soát. Nhà quản lý được tổ chức tuyển dụng và trao quyền chính thức để chỉ đạo hoạt động của những người khác nhằm hoàn thành các mục đích của tổ chức. Do đó, lãnh đạo là một phần quan trọng trong công việc của nhà quản lý. Tuy nhiên, nhà quản lý còn phải lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát. Nói chung, trong công việc của nhà quản lý thì lãnh đạo giải quyết các khía cạnh liên quan đến mọi người, còn lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát giải quyết các khía cạnh hành chính. Lãnh đạo liên quan đến những thay đổi, cảm hứng, động cơ và ảnh hưởng. Quản lý liên quan nhiều hơn đến việc thực hiện các mục đích và duy trì sự cân bằng của tổ chức.

Điểm chính trong sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là ở chỗ nhân viên sẵn sàng nghe theo lãnh đạo vì họ muốn như vậy, không phải vì họ bắt

buộc phải nghe theo. Người lãnh đạo có thể không có quyền hạn chính thức để khen thưởng nhân viên về kết quả hoạt động của họ. Tuy nhiên, nhân viên lại tạo ra quyền hạn cho người lãnh đạo khi tuân thủ những yêu cầu của người lãnh đạo. Trái lại, nhà quản lý có thể phải dựa vào quyền hạn chính thức của mình để bắt buộc nhân viên hoàn thành mục đích [32].

1.3.2.2. Thực hiện đồng thời chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý cấp trên và của ngườiquản lý của mộtđơn vịtrườngđạihọc

Đặc điểm hoạt động này của hiệu trưởng trường đại học được xác định là trách nhiệm pháp lí được quy định trong các văn bản pháp quy ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng như ở nước ta. Luật Giáo dục, điều 54: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [62] [42 tr266]. Như vậy, có thể coi hiệu trưởng là người đại diện cho quyền lực nhà nước điều hành và chịu trách nhiệm nhà nước, trước cấp trên, đồng thời, là người lãnh đạo, quản lý toàn hiện về mọi hoạt động trong nhà trường.

Hiệu trưởng trường đại học thực hiện lãnh đạo, quản lý nhà trường theo chức năng và nhiệm vụ được quy định tại điều 20 của Luật Giáo dục đại học [62]. Đồng thời, trách nhiệm của hiệu trưởng còn nằm trong phạm vi, quyền hạn, nhiệm vụ của nhà trường, thực hiện các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà trường, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

1.3.2.3. Hoạt động của hiệu trưởng trườngđại học đápứng mô hình đa chiều vềphẩmchất và năng lực

Tác giả Đặng Bá Lãm (2013), đã đưa ra mô hình CBQL dựa trên tiếp cận vai trò và sự liên kết các vai trò, các năng lực quản lý và các mô hình quản lý [48, tr235]. Theo đó, với ý nghĩa rộng nhất, CBQL đóng các vai trò: (i) Người điều khiển; (ii) Người thực hiện; (iii) Người theo dõi; (iv) Người phối hợp; (v) Người cố vấn; (vi) Người thúc đẩy; (vii) Người đổi mới; (viii) Người môi giới. Ở mỗi vai trò, đòi hỏi những phẩm chất và năng lực khác nhau đối với CBQL, đáp ứng các mô hình về vai trò quản lý khác nhau như: (i) Mô hình các quan hệ con người; (ii) Mô hình các hệ thống mở; (iii) Mô hình mục đích hợp lý; (iv) Mô hình quá trình bên trong. Cũng theo tác giả, mô hình hoạt động của CBQL bao gồm các hoạt động chủ yếu (như đã được đề cập ở mục 1.3.1. của Luận án) [48, tr55].

Sơđồ 1.3. Các vai trò và chứcnăngquản lý theo khung các giá trịcạnh tranh

[47, tr242]

Việc đưa ra mô hình trên có thể được coi như là một mô hình đa chiều về phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý. Để đạt hiệu quả, hoạt động của hiệu trưởng trường đại học cần phải đáp ứng mô hình đa chiều trong lãnh đạo, quản lý nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực (Trang 36 - 38)