- Điều kiện làm việ c Sự thăng tiến
2.4.6. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nộ
hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.4.6.1. Bức tranh chung về thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trườngđạihọc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá 05 nội dung về phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi đã tổng hợp kết quả nghiên cứu nội dung này ở biểu đồ 2.5 dưới đây.
Biểuđồ 2.5. Kếtquảthựchiện các nội dung phát triểnđộingũhiệutrưởng trườngđạihọc trên địa bàn thành phố Hà Nội
Các nội dung đánh giá được xác định ở mức trung bình với XTBC dao động thấp nhất từ 1.88 đến cao nhất là 2.44. Nội dung 1: Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng và nội dung 3a: Thực hiện khảo sát nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của Hiệu trưởng trường đại học có XTBC bằng nhau là 2.11.
Mặc dù nội dung 4: Cơ chế, chính sách, tạo động lực làm việc đối với Hiệu trưởng trường đại học có XTBC cao nhất là 2.44 song các nội dung cụ thể để toàn bộ nội dung này có XTBC cao nhất liên quan chủ yếu đến công tác soạn thảo và ban hành các văn bản mang tính vĩ mô của lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên và điều này không phản ánh tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản này trong thực tiễn thực hiện.
Nội dung 5: Thực hiện đánh giá Hiệu trưởng trường đại học có XTBC
thấp nhất là 1.88 là khá phù hợp với thực tiễn hiện nay khi chưa có văn bản pháp quy về vấn đề này. Đồng thời, nội dung 3b: Về chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng cũng có XTBC thấp là 1.97 cho thấy vấn đề này cũng chưa thực sự được quan tâm thực hiện.
2.4.6.2. Kếtquảđạtđược,hạnchế và nguyên nhân
(i) Nội dung quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng đã tập trung vào vấn đề tạo ảnh hưởng, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên đối với công tác quy hoạch đội ngũ ở cấp trường. Công việc này đã được cơ quan quản lý cấp trên và của chính các trường đại học thực hiện.
(ii) Hiệu trưởng trường đại học đã được bổ nhiệm, miễn nhiệm đúng quy trình, thủ tục và không có hiệu trưởng nào đang trong thời gian nhiệm kỳ chính thức bị miễn nhiệm tại thời điểm của nghiên cứu này.
(iii) Công tác soạn thảo và ban hành các văn bản mang tính vĩ mô của lãnh đạo và cơ quan quản lý cấp trên là khá tốt, đảm bảo tạo hành lang pháp lý cho hiệu trưởng trường đại học lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của trường mình.
Hạn chế:
(i) Quy hoạch chiến lược phát triển và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch vị trí hiệu trưởng trường đại học là hai chức năng lãnh đạo chủ yếu của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên, không phải là ở cấp trường, song chưa thực sự được chú trọng, đặc biệt là thiếu quy hoạch đội ngũ này ở tầm chiến lược (>5 năm).
(ii) Chưa quan tâm đến việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, nội dung cụ thể đối với vị trí hiệu trưởng trường đại học. Điều này dẫn đến hệ quả tất yếu là công tác đánh giá hiệu trưởng, đo lường tác động của việc đánh giá hiệu trưởng đối với sự phát triển của nhà trường đại họcvà thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đánh giá đối với hiệu trưởng, đảm bảo sự phát triển, sự ổn định và bền vững của trường đại học còn nhiều hạn chế.
(iii) Thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm hiệu trưởng trường đại học vẫn còn được thực hiện chủ yếu dựa trên các văn bản pháp quy, tuân theo quy trình và thủ tục theo thông lệ. Thời điểm hiện tại, mới chỉ có một số rất ít các trường đại học trong cả nước (một trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải thuộc địa bàn nghiên cứu) đề xuất cơ chế thi tuyển, tuyển dụng hiệu trưởng trường đại học, mặc dù đây được coi là xu thế tất yếu khi hiệu trưởng trường đại học được coi là một nghề, một vị trí việc làm trong xã hội. Công tác này chưa tạo ra sự đổi mới căn bản, bước đột phá cho công tác này tại các trường đại học thuộc địa bàn nghiên cứu.
(iv) Chưa có chương trình đào tạo, bồi dưỡng với các nội dung cụ thể dành riêng cho hiệu trưởng đại học ở nước ta. Một số nội dung được bồi dưỡng thông qua các hình thức khác nhau thường chỉ tập trung vào các vấn đề về lý luận chính trị, thời sự, pháp luật,... chưa thực sự đặt trọng tâm vào kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý nhà trường đại học, chức năng quản lý cấp cao của
hiệu trưởng. Con đường học tập của hiệu trưởng các trường đại học nhằm đáp ứng yêu cầu vị trí nghề nghiệp với tư cách là người đứng đầu của trường đại học chủ yếu là phải tự học, tự rèn luyện các phẩm chất, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo nhà trường thông qua thực tiễn công việc và tiếp sau là kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo của mình.
(v) Sự ghi nhận, tạo động lực kịp thời cho hiệu trưởng trong quá trình đảm nhiệm vai trò của mình, đồng thời, hiệu trưởng được coi là một nghề, cần sự đầu tư, khuyến khích phát triển năng lực nghề hiệu trưởng cũng là một vấn đề cần được lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên thực hiện tốt hơn nữa.
Nguyên nhân của kết quả và hạn chế:
Những kết quả đạt được và hạn chế của phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo chúng tôi, có những nguyên nhân cơ bản sau:
(i) Nền giáo dục Việt Nam nói chung, GDĐH nói riêng đang có những bước chuyển mình phát triển với sự tác động mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước, quá trình hội nhập quốc tế. Đảng, Nhà nước đầu tư trí tuệ, nguồn lực vì sự nghiệp giáo dục, nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. Hiệu trưởng trường đại học có thể được coi là nguồn nhân lực đặc biệt cần được đầu tư trọng tâm, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song đội ngũ này đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế-xã hội trong suốt chặng đường phát triển của đất nước.
(ii) Sứ mạng, tầm nhìn, mô hình phát triển của từng trường đại học đã được xác định khá rõ nét, song chưa thực sự mang tính bền vững, ngay cả đối với một số trường đại học đã có bề dày truyền thống, phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước và thời đại.
(iii) Khái niệm hiệu trưởng theo yêu cầu vị trí việc làm dần được nhận thức nhưng còn chưa thực sự được coi là một nghề với những đòi hỏi về tiêu chuẩn, tiêu chí và cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, miễn nhiệm theo cách tiếp cận nghề nghiệp. Sự thay đổi cơ chế này cần một khoảng thời gian nhất định và một sự thận trọng nhất định đối với không chỉ các lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên mà còn đối với ngay chính bản thân các trường đại học. Điều này dẫn đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng, miễn nhiệm,... đội ngũ hiệu trưởng trường đại học còn rất nhiều hạn chế
(iv) Việc ban hành các văn bản pháp quy cấp độ vĩ mô (Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học) đã kịp thời trong thời gian vừa qua, song cần phải được tiếp tục cụ thể hơn trong thực tiễn bằng việc soạn thảo và ban hành các văn bản dưới luật, nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản
này. Tuy nhiên, hiện công tác này chưa được thực hiện một cách đầy đủ, dẫn đến cách hiểu và cách làm khác nhau giữa các trường đại học và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo, cơ quan quản lý cấp trên đối với phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học.
Kết luận chương 2.
Kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đề cập và làm sáng tỏ các nội dung cơ bản sau:
1) Lựa chọn mẫu nghiên cứu các trường đại học với 03 nhóm cơ bản: (i)
Nhóm 1: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (5214); (ii) Nhóm 2: Nhân văn (5222) và Khoa học xã hội và hành vi (5231); (iii) Nhóm 3: Công nghệ kỹ thuật (5251) với một số lượng đối tượng khảo sát gồm đại diện BGH, trưởng/phó các phòng ban, các khoa, giảng viên, nhân viên của các nhà trường.
2) Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ và thực trạng phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng tôi đã đưa ra đánh giá chung về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng ở hai nội dung nghiên cứu chính.
3) Cùng với kết quả nghiên cứu lý luận ở chương 1, kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng ở chương 2 là cơ sở đề đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường đại học, đáp ứng yêu cầu phát triển của GDĐH trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
Chương 3.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNĐỘINGŨHIỆUTRƯỞNGTRƯỜNGĐẠIHỌC