Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 86 - 87)

III. Quyết định đối với yêu cầu ly hôn

3. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Phát triển thành thuận tình ly hơn. Ở bất cứ giai đoạn nào của tố tụng dân sự,

việc ly hơn theo u cầu của một bên đều có thể phát triển thành việc ly hôn theo yêu cầu của cả hai bên. Nếu khả năng phát triển ấy xảy ra, thì bản án ly hơn phải dựa vào

các căn cứ như đã được phân tích ở trên, tức là phải có ý chí thực, chắc chắn và

nghiêm túc cũng như có lẽ phải có thoả thuận hợp lý giữa các bên về việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn, đặc biệt là vấn đề tài sản và con cái.

Không phát triển thành thuận tình ly hơn. Trái lại, sẽ có nhiều khó khăn một

khi một bên kiên quyết xin ly hôn trong khi bên kia lại kiên quyết phản đối hoặc tỏ ra do dự, cam chịu hoặc thậm chí giữ im lặng. Tất nhiên, người kiên quyết ly hôn là người nộp đơn xin ly hơn. Chính người này phải chứng minh rằng cuộc sống chung đã

đổ vỡ; người còn lại có quyền bác bỏ sự chứng minh đó, nhưng cũng có quyền im lặng

hoặc tỏ thái độ thụ động. Có thể tóm tắt một số suy nghĩ về nội dung của quyết định

cần lựa chọn trong trường hợp các bên đều nhận thức được đầy đủ về hành vi của

mình, đang chung sống trong một nhà, mà một bên lại xin ly hôn:

- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng việc ly hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến cuộc sống của mỗi người và nhất là của con

chung, thì khơng thể nói rằng “đời sống chung khơng thể kéo dài”; dù hồ giải khơng xong, thẩm phán cũng có thể bác đơn xin ly hơn.

- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết xin ly hôn chỉ viện dẫn những sự việc sai trái mà trước đây người này đã bỏ qua với thái độ rộng lượng và người kiên quyết không muốn ly hôn đã không lặp lại các việc làm tương tự, thì thẩm phán có thể coi việc bác đơn xin ly hôn như là một biện pháp nhắc nhở người đứng đơn về sự cần thiết của việc loại trừ tính cố chấp. Muốn xin ly hơn, người đứng đơn phải viện dẫn các sự việc khác (sau một năm kể từ ngày quyết

định bác đơn có hiệu lực).

- Nếu người kiên quyết không muốn ly hôn chứng minh được rằng sự vi phạm

nghĩa vụ của mình có nguồn gốc từ sự kích động của người cịn lại59, thì thẩm phán có

thể bác đơn xin ly hôn, sau khi đã cho các bên những lời khuyên về cung cách cư xử, trừ trường hợp sự vi phạm nghĩa vụ tỏ ra nghiêm trọng và đã dẫn đến sự đổ vỡ thực sự cuộc sống chung.

- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kiên quyết không muốn ly hôn hoặc không tỏ thái độ đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng một cách

có hệ thống và chỉ coi hơn nhân như một nguồn lợi60, thì thẩm phán có thể quyết định

cho ly hơn. Việc thanh tốn và phân chia tài sản chung có thể do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì một trong hai bên hoặc cả hai bên có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chứng minh được rằng người kia vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng, nhưng người kia lại tỏ ra ăn năn, hối cải và kiên quyết không muốn ly hôn, thì thẩm phán có thể bác đơn xin ly hơn, nếu đã động viên người xin ly hôn rút đơn mà không thành công.

- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ mong muốn được giải thốt cịn người kia do dự hoặc cam chịu, thì, một khi xét thấy việc duy trì quan hệ hơn nhân là vơ ích,

thẩm phán quyết định cho ly hôn nhưng sẽ quan tâm đến việc xây dựng những thoả

thuận sau ly hôn như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người cịn lại (và của con, nếu có)61.

- Nếu người kiên quyết xin ly hôn chỉ muốn được giải thốt, cịn người kia giữ

im lặng, thậm chí khơng màng đến chuyện ra trước Toà án, dù được triệu tập hợp lệ, thì thẩm phán cũng thường xử cho ly hôn và giải quyết vấn đề con cái, nếu có, nhưng lại khơng giải quyết vấn đề tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)