Người có quyền yêu cầu

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 65 - 67)

II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con

b. Người có quyền yêu cầu

Con. Luật không phân biệt giữa con ruột và con nuôi ở điểm này, cũng không

phân biệt con trong giá thú hay con ngoài giá thú, con sống chung với cha mẹ hay sống

riêng. Trên cơ sở một quan hệ cha mẹ-con đã được xác lập, người được gọi là con có

quyền yêu cầu người được gọi là cha (mẹ) thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng

yêu cầu này có sự hỗ trợ của người đại diện. Lệ thuộc vào sự tồn tại của quan hệ cha

mẹ-con, nghĩa vụ này biến mất một khi quan hệ cha mẹ- con bị chối bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật của Tịa án (trường hợp quan hệ cha mẹ-con ruột) hoặc được

chấm dứt theo một bản án hoặc quyết định của Tòa án (trường hợp quan hệ cha mẹ

nuôi-con nuôi).

Tuổi tác và khả năng lập thân, lập nghiệp. Trong khung cảnh của luật thực

định có vẻ như nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, cũng giống nghĩa vụ cấp dưỡng, chấm

dứt lúc con đã thành niên và có khả năng lao động. Tuy nhiên, tục lệ gia đình Việt Nam chưa quen với quy tắc này. Nếu, sau khi tốt nghiệp trung học, con thi đỗ vào đại học hoặc được tiếp nhận vào một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, thì cha mẹ sẽ tiếp tục

chăm lo cho con trong việc học cả về vật chất và tinh thần42. Nói chung, tục lệ thừa

nhận rằng cha mẹ nuôi dưỡng con chừng nào con chưa đủ sức tự lập; tuy nhiên, nếu cha mẹ ngừng trợ cấp sau khi con đã thành niên và có khả năng lao động, thì cả tục lệ

và luật đều khơng phê phán thái độ đó. Cha mẹ cũng có thể trợ cấp nhưng khơng có

nghĩa vụ phải làm việc đó, một khi con đã thành niên, sau một thời gian hoạt động

nghề nghiệp và đã có cuộc sống ổn định, lại quyết định ngưng làm việc để theo đuổi

một kế hoạch học tập toàn thời gian.

Trường hợp con đã thành niên tàn tật, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều

36 khoản 1, cha mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao

động và khơng có tài sản để tự ni mình. Có vẻ như khi xây dựng điều luật, về phần

liên quan đến con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, người làm luật hình dung giả thiết

theo đó con rơi vào hồn cảnh ấy từ lúc cịn sống với cha mẹ và do hoàn cảnh ấy mà

con khơng thể lấy vợ (lấy chồng). Nói tóm lại, con rơi vào hoàn cảnh ấy là con độc thân. Thực ra, nếu con đã có vợ (chồng), thì cũng chưa chắc con được vợ (chồng) bảo

đảm việc chăm sóc, ni dưỡng, bởi, như đã biết, nghĩa vụ hỗ trợ vật chất giữa vợ và

chồng chưa có cơ sở vững chắc trong khung cảnh của luật viết; còn nghĩa vụ chăm sóc và giúp đỡ trong quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng thì khơng thể bắt buộc thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.

Nhấn mạnh rằng các quy tắc trong điều luật được áp dụng cả đối với trường hợp

con khơng nhận thức được hành vi của mình (do bệnh tâm thần hay một bệnh gì đó

khác), dù khơng bị đặt trong tình trạng mất năng lực hành vi theo một bản án hoặc

quyết định của Toà án.

Con riêng của vợ (chồng). Ta đã biết rằng bố dượng (mẹ kế) cũng có đầy đủ

quyền cha mẹ đối với con riêng của vợ (chồng) cùng sống chung với mình; với cùng lý lẽ, luật quy định rằng bố dượng (mẹ kế) có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng

đối với con riêng cùng sống chung với mình. Ở góc độ tài sản, mọi chuyện sẽ có thể

trở nên tế nhị, bởi con riêng trong trường hợp này sẽ có quyền yêu cầu chăm sóc, ni dưỡng cùng một lúc đối với hai người: cha (mẹ) ruột của mình và chồng (vợ) của mẹ (cha) ruột của mình. Trong những hồn cảnh nhất định, con riêng có vẻ như được ưu

42 Thậm chí, nếu con thi trượt mà mong muốn có cơ hội thi lại, thì tục lệ cũng cho rằng cha mẹ có bổn phận tạo điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch thi lại của con, bao gồm cả việc ôn luyện thi. điều kiện vật chất cho việc thực hiện kế hoạch thi lại của con, bao gồm cả việc ôn luyện thi.

đãi hơn con chung do có được đến hai người có trách nhiệm tài trợ cho việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)