Quan hệ giữa anh chị em

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 105 - 106)

I. Xác lập quyền yêu cầu cấp dưỡng

b. Quan hệ giữa anh chị em

Khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có khả năng cấp dưỡng, nuôi dưỡng.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 48, anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có điều kiện trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Với quy định này thì thoạt trơng, chỉ cần khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trơng nom, chăm sóc, giáo dục con, thì nghĩa vụ ni dưỡng được xác lập một cách đương nhiên giữa tất cả các anh, chị, em, bất kể tuổi tác và người trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ bị buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do áp dụng Điều 50

khoản 2. Thực ra, về phương diện đạo đức, anh, chị, em ln có nghĩa vụ đùm bọc

ni dưỡng nhau, dù cịn hay khơng cịn cha mẹ. Nhưng trong khung cảnh của Điều 48, nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng giữa anh, chị, em được xác lập như một nghĩa vụ pháp lý trong trường hợp không thể xác lập nghĩa vụ nuôi dưỡng (pháp lý) của cha mẹ

đối với con. Thế mà, ta đã biết, cha mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng (pháp lý) đối với

con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, khơng có khả năng lao động và

khơng có tài sản để tự ni mình. Bởi vậy, quan hệ ni dưỡng giữa anh, chị, em, với tư cách là một quan hệ pháp lý, chỉ hình thành, trong điều kiện cha mẹ khơng cịn hoặc khơng có khả năng ni dưỡng người khác, một khi có ít nhất một trong số anh, chị,

em là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Hơn nữa, quan hệ nghĩa vụ

(pháp lý) chỉ được xác lập trọn vẹn một khi có ít nhất một người có điều kiện ni

dưỡng người khác, nghĩa là trước hết phải có khả năng làm ra của cải76. Điều đáng

chú ý: khi nói về quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng mang tính chế tài giữa anh, chị, em, luật lại khơng có quy định phân biệt giữa em chưa thành niên có tài sản và em chưa thành niên khơng có tài sản, như trong trường hợp xác lập quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng khơng mang tính chế tài.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)