Các cách chứng minh khác

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 28 - 29)

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý

b. Các cách chứng minh khác

Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều người Việt Nam khơng có giấy khai sinh. Nhưng trong điều kiện khơng có tranh chấp, quan hệ cha mẹ-con có thể được thừa nhận trong thực tiễn nhờ có các bằng chứng khác không phải là giấy khai sinh.

Các trường hợp cần chứng minh quan hệ cha mẹ-con ruột. Các trường hợp

này khá đa dạng trong thực tiễn. Có thể hình dung hai trường hợp điển hình: khi cần lập khai sinh trễ hạn hoặc đăng ký lại khai sinh cho một người và khi cần xác định một người nào đó có quyền hưởng di sản của người chết với tư cách là con ruột và là

ngườìi thừa kế theo pháp luật được gọi ở hàng thứ nhất của người chết. Trong trường

hợp thứ nhất, yêu cầu xác định quan hệ cha mẹ-con, như đã nói, chỉ là hậu quả của sự ngộ nhận về giá trị chứng minh của giấy khai sinh đối với quan hệ đó.

Giải pháp của luật. Luật có quy định (song khá đơn giản) về bằng chứng của

quan hệ cha mẹ-con ruột trong trường hợp cần lập khai sinh trễ hạn (Nghị định số 83

đã dẫn Điều 61 khoản 1): phải có người khai sinh và người này phải nộp một hồ sơ có

thành phần giống như trong trường hợp đăng ký khai sinh đúng hạn. Vậy nghĩa là đối với cơ quan đăng ký hộ tịch, lời khai của người khai sinh, giấy chứng sinh (nếu có ghi tên họ cha và mẹ) và lời khai của người làm chứng là nguồn thông tin về quan hệ cha mẹ-con. Tất cả các lời khai ấy thực ra đều dựa vào các yếu tố sinh học. Điều này, như

đã nói, có thể hiểu được: đối với trẻ sơ sinh khơng thể có yếu tố xã hội học của quan

hệ cha mẹ-con. Dẫu sao, trong trường hợp người được lập khai sinh quá hạn đã có một số tuổi nhất định, thì nội dung của các lời khai cịn có thể bao gồm các yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con.

Giải pháp của thực tiễn. Thực tiễn hầu như khơng có giải pháp ngun tắc áp

dụng cho tất cả các trường hợp cần chứng minh quan hệ cha mẹ-con ruột ngoài thủ tục tư pháp, trong điều kiện khơng có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh khơng ghi nhận lai lịch của cha mẹ. Dẫu sao, giấy khai sinh chỉ được yêu cầu xuất trình trong một số

trường hợp tiếp xúc với các thủ tục hành chính25. Trong đời sống dân sự, quan hệ cha

24Đúng là sẽ rất phiền cho một người nào đó, khơng có quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ chung sống như vợ chồng với người mẹ, lại được khai là cha của đứa trẻ được sinh ra, dù không muốn. Cho đến nay, nhờ có ý thức chồng với người mẹ, lại được khai là cha của đứa trẻ được sinh ra, dù khơng muốn. Cho đến nay, nhờ có ý thức xã hội (đặc biệt là ý thức tự trọng của người mẹ) mà người không phải là cha của một đứa trẻ thường không được khai là cha của đứa trẻ ấy. Nhưng bảo đảm cuộc sống yên lành của một người khác chỉ bằng ý thức xã hội rõ ràng là sự bảo đảm chưa đầy đủ, nếu khơng muốn nói là mong manh. Có lẽ nên chính thức thừa nhận rằng quan hệ cha-con ngồi giá thú khơng thể được chứng minh bằng giấy khai sinh, nếu người khai sinh không đồng thời là người được khai là cha.

25 Khi lập sổ đăng ký hộ khẩu thường trú lần đầu tiên, cơ quan cảnh sát có thể chấp nhận giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác, thậm chí lời khai của người đại diện của gia đình, như là cơ sở để ghi nhận các mối liên hệ vào cột giấy tờ khác, thậm chí lời khai của người đại diện của gia đình, như là cơ sở để ghi nhận các mối liên hệ vào cột

mẹ-con ruột được thừa nhận một khi có đủ các yếu tố xã hội học của quan hệ đó. Sự

tồn tại của yếu tố xã hội học thường được ghi nhận thông qua sự quan sát của người thứ ba. Riêng trong các trường hợp cần giao dịch với cơ quan Nhà nước, thì các đương sự thường chứng minh yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con bằng cách lập một tờ khai mô tả nội dung quan hệ rồi xin xác nhận của các cấp chính quyền điạ phương. Việc lập tờ khai coi như có tác dụng thiết lập bằng chứng về thái độ cư xử của các

đương sự; xác nhận của chính quyền điạ phương là dấu hiệu của sự thừa nhận của dư

luận (và cả của gia đình) về quan hệ cha mẹ-con giữa các đương sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)