II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con
a. Đối tượng của nghĩa vụ
Làm thế nào để người có quyền yêu cầu tồn tại và phát triển. Nghĩa vụ chăm
sóc, ni dưỡng, nhìn ở góc độ pháp luật dân sự, có đối tượng là một công việc phải thực hiện. Công việc của người có nghĩa vụ rất phức tạp, nhưng nhìn chung, có thể
được phân thành ba nhóm:
- Cơng việc ni dưỡng. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm các nhu cầu ăn, mặc, ở,
đi lại và nói chung, những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của con.
- Cơng việc chăm sóc. Cha mẹ phải bảo đảm các điều kiện sống cần thiết để con không bị ốm đau, bệnh tật và phải chịu các chi phí cần thiết cho việc điều trị bệnh của con.
- Công việc đào tạo. Luật hiện hành chỉ quy định rất chung: “Cha mẹ... chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập” (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 37 khoản 1). Trên thực tế, cha mẹ có trách nhiệm thanh tốn tất cả các chi phí cần thiết cho việc học hành của con.
Lập nghiệp và lập gia đình? Khơng có quy định nào của luật viết cho phép con
yêu cầu cha mẹ đảm nhận vai trò người bảo trợ vật chất cho các dự án hoạt động nghề nghiệp hoặc xây dựng gia đình của mình. Tục lệ, về phần mình, cũng coi đó là việc mà cha mẹ có thể đảm nhận, nếu muốn, nhưng khơng có trách nhiệm đảm nhận. Cụ thể, cha mẹ khơng có nghĩa vụ xuất vốn cho con xây dựng một cơ sở kinh doanh riêng, cho con một số tài sản làm của hồi môn để “ra riêng” sau khi lập gia đình, thậm chí khơng có trách nhiệm chi phí cho việc tổ chức lễ cưới của con theo tục lệ.