II. Ly hôn trong luật Việt Nam
2. Hoà giải tại Toà án
Một khâu chính thức trong q trình tố tụng. Theo Luật hơn nhân và gia đình
năm 2000 Điều 88, sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hơn, Tồ án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Khác với việc hoà giải ở cơ sở, việc hoà giải của Toà án là một khâu chính thức của thủ tục tố tụng ly hôn: việc xét xử vụ ly hôn chỉ được tiến hành sau khi việc hoà giải của Tồ án khơng thành hoặc không thể
được tiến hành do một bên vắng mặt (cố tình hoặc do một nguyên nhân gì khác), mất
tích hoặc ở trong tình trạng khơng nhận thức được hành vi của mình. Việc hồ giải
phải được tiến hành, dù việc ly hôn được thụ lý theo đơn chung của vợ và chồng hay theo đơn riêng của một bên.
Khi hoà giải, vợ, chồng và những người có quyền và lợi ích liên quan phải có mặt. Trong trường hợp bị đơn được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, thì Tồ án đưa vụ án ra xét xử (BLTTDS 2004 Điều 182 khoản 1): việc hoà giải coi như khơng thành. Có lẽ điều luật chỉ được áp dụng cho trường hợp ly hôn theo yêu cầu
54 Trong nhiều trường hợp, Toà án, sau khi nhận đơn xin ly hôn, gửi trả đơn về UBND địa phương nơi cư trú của vợ chồng để tiến hành hoà giải trước tại cơ sở và chỉ nhận lại hồ sơ sau khi các nỗ lực hoà giải tại cơ sở thất bại. vợ chồng để tiến hành hoà giải trước tại cơ sở và chỉ nhận lại hồ sơ sau khi các nỗ lực hoà giải tại cơ sở thất bại. Có khi các đương sự nộp đơn xin ly hơn tại Tồ án trong khi cơ sở đang tiến hành hoà giải. Nếu biết được rằng cơ sở đang thực hiện công việc của mình, Tồ án sẽ hỗn thủ tục tố tụng cho đến khi cơ sở kết thúc công việc.
của một bên55: nếu cả hai bên đều nộp đơn xin thuận tình ly hơn mà một bên lại khơng
có mặt để hồ giải, thì hẳn Tồ án phải đình chỉ vụ án và xếp hồ sơ. Hơn nữa, Toà án chỉ đưa vụ án ra xử, nếu đã mời các đương sự đến để hoà giải mà chỉ nguyên đơn có
mặt: nếu nguyên đơn vắng mặt mà khơng có lý do chính đáng, dù đã được triệu tập
hợp lệ đến lần thứ hai, thì Tồ án cũng xếp hồ sơ (BLTTDS 2004 Điều 192 khoản 1
điểm e), ngay cả trong trường hợp bị đơn có mặt.
Nội dung hồ giải. Cũng như người làm cơng tác hồ giải ở cơ sở, thẩm phán,
khi hồ giải trong một vụ ly hơn, phải cố gắng thuyết phục các đương sự rút đơn xin ly hơn. Tuy nhiên, nếu ít nhất một các đương sự kiên quyết giữ ý định ly hơn, thì thẩm phán có thể tiếp tục hồ giải những bất đồng giữa các đương sự trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu quả của việc ly hôn, đặc biệt là các vấn đề về con cái và tài sản. Việc hoà giải đối với các bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề sau ly hôn chỉ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử vụ án ly hôn sau này: ngay cả trong trường hợp hoà giải thành đối với việc giải quyết những vấn đề này, hiệu lực của việc hoà giải còn tùy thuộc vào kết quả xét xử vụ án ly hôn; nếu yêu cầu ly hôn bị bác, thì các thoả thuận sau ly hơn đạt được trong q trình hồ giải coi như khơng có.
Kết quả hoà giải. Ta phân biệt hai trường hợp.
- Nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết những vấn đề
của vợ và chồng và tiếp tục cuộc sống chung, thì thẩm phán lập biên bản hoà giải thành (BLTTDS 2004 Điều 186 khoản 2). Nếu trong hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hồ giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến, thì Tồ án đưa vụ án ra xét xử. Nếu trong thời hạn đó khơng có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối, thì Tồ án ra quyết
định cơng nhận sự thoả thuận của các đương sự (Điều 187). Quyết định này có hiệu
lực pháp luật (cùng điều luật) và khơng thể được kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tất nhiên, dù hoà giải thành, cuộc sống chung sau đó vẫn có thể lâm vào khủng hoảng một lần nữa. Luật viết hiện hành khơng có quy định thời hạn tối thiểu mà sau thời hạn đó, vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng có thể nộp lại đơn xin ly hôn. Trước
đây khi hướng dẫn thi hành Luật hơn nhân và gia đình năm 1986, Tồ án nhân dân tối
cao nói rằng nếu Tồ án bác đơn xin ly hơn, thì người bị bác đơn chỉ được xin ly hôn
lại sau một năm56. Giải pháp này được lấy lại trong Nghị quyết số 02 ngày 23/12/2000
của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao57. Song, khó có thể nói rằng quy tắc
này cũng được áp dụng cho trường hợp hoà giải thành: trên cơ sở hoà giải thành, các
đương sự tự nguyện rút đơn chứ không bị bác đơn. Dẫu sao, chắc chắn rằng khi nộp lại đơn xin ly hôn, các đương sự hoặc một trong hai người sẽ xác nhận một lần nữa rằng
cuộc sống chung lại đổ vỡ sau khi đã được hàn gắn.