Thay đổi chế độ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 112)

D. Ấn định mức cấp dưỡng

E. Thay đổi chế độ cấp dưỡng

Thay đổi thể thức. Việc cấp dưỡng có thể được thay đổi từ cấp dưỡng hàng

tháng thành hàng quý, hàng năm và ngược lại. Luật nói rằng các bên có thể thoả thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 54); nếu

khơng thoả thuận được, thì có thể u cầu Toà án giải quyết (cùng điều luật). Việc

thoả thuận giữa các đương sự xuất phát từ sự tự nguyện giữa họ; cịn quyết định của

Tồ án thay đổi định kỳ cấp dưỡng hẳn phải dựa vào một hay nhiều lý do chính đáng, ví dụ, hồn cảnh, điều kiện sống của mỗi bên, hoàn cảnh điều kiện thực hiện việc chi trả tiền hoặc chuyển giao hiện vật cấp dưỡng,...

Thay đổi mức cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng được thoả thuận hoặc được ấn định

bằng con đường tư pháp không nhất thiết được cố định trong suốt thời gian cấp dưỡng: ”Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi” (Luật hơn nhân và gia đình

năm 2000 Điều 53 khoản 2). Lý do chính đáng rất đa dạng: tình trạng thu nhập của

người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thay đổi; có thêm người thân thuộc cần được cấp

dưỡng; người có nghĩa vụ cấp dưỡng lập gia đình, có con chưa thành niên phải ni dưỡng;... Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thoả thuận; nếu khơng thoả thuận

được, thì u cầu Tồ án giải quyết. Luật khơng nói rõ liệu có cần một thời gian tối

thiểu để mức cấp dưỡng có thể thay đổi, nhất là bằng con đường tư pháp. Thực tiễn, về phần mình, thừa nhận rằng Tồ án có thể bác đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng

trong trường hợp đơn được nộp chỉ sau một thời gian quá ngắn kể từ ngày mức đó

được ấn định, quá ngắn để nói rằng điều kiện sống của người này hay người kia đã có

những thay đổi quan trọng đủ để đặt cơ sở cho việc xét lại tính hợp lý của mức cấp

dưỡng81.

Tạm ngừng cấp dưỡng. Việc tạm ngừng cấp dưỡng có thể được chấp nhận

trong trường hợp chính người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 54). Có trường hợp việc lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế diễn ra thành từng bước đi xuống và người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã từng bước tiến hành cắt giảm mức cấp dưỡng tương ứng với

mức độ sa sút thu nhập của mình, rồi đến một lúc nào đó mới chính thức ngừng cấp

dưỡng do khơng cịn khả năng. Cũng có trường hợp người cấp dưỡng ngừng cấp dưỡng một cách đột ngột do sự sụp đổ trong một sớm một chiều cơ nghiệp kinh tế của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)