II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý
29 Ngay cả trong trường hợp sự thừa nhận bị bác bỏ bởi chính người đã thừa nhận, thì việc bác bỏ cũng phải được Toà án xem xét và xác định.
Thế nào là “nhận” hoặc “khơng nhận” ở góc độ tư pháp ? Ta có hai trường hợp điển
hình.
- Một người tin rằng mình là cha (mẹ) của một đứa trẻ, nhưng lại không được
đứa trẻ gọi là cha (mẹ)30;
- Người chồng không tin rằng mình là cha của đứa trẻ do người vợ sinh ra trong
thời kỳ hôn nhân, nhưng trên giấy khai sinh của đứa trẻ, họ tên của người chồng lại
được ghi nhận ở cột lai lịch của cha.
Trong hai giả thiết trên đây, người tin hoặc khơng tin mình là cha (mẹ) của đứa
trẻ có thể đứng trước những bằng chứng khác thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với
lịng tin của mình.
Một số người cho rằng việc nhận con bằng con đường tư pháp cũng có thể được
tiến hành ngay cả trong trường hợp giữa các đương sự đã có yếu tố xã hội học của
quan hệ cha mẹ-con, một khi cơ quan hộ tịch từ chối đăng ký khai sinh trễ hạn cho
người được gọi là con, vì lý do gì đó, hoặc từ chối ra quyết định công nhận việc thừa nhận con của người được gọi là cha (mẹ), do xét thấy khơng có đủ cơ sở để thừa nhận quan hệ cha mẹ-con của các đương sự. Ý kiến này là hệ quả tất nhiên của quan niệm theo đó, một mặt, giấy khai sinh là bằng chứng độc lập về quan hệ cha mẹ-con và, mặt khác, cơ quan hộ tịch là người có quyền thẩm định chứng cứ về quan hệ cha mẹ-con.
Riêng người không tin phải đứng trước một quan hệ cha mẹ-con đã được xác
định trái ngược với lịng tin của mình và muốn chối bỏ quan hệ đó. Bởi vậy, việc kiện
yêu cầu phủ nhận quan hệ cha mẹ-con của người được nhận là cha (mẹ) chỉ được thực hiện bởi một trong ba loại người: 1. Người được suy đoán là cha (mẹ) do áp dụng Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1 về suy đoán con chung của vợ chồng;
2. Người đã khai nhận con ngoài giá thú bằng con đường hành chính; 3. Người được
nhận là cha (mẹ) của một người được coi là con ngồi giá thú do có giấy khai sinh ghi rõ lai lịch cha mẹ và có yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con.
Tất cả những giả thiết trên đây cịn có chung một yếu tố nữa: người đứng đơn
khởi kiện là người tin hoặc được coi là cha (mẹ) của một người khác. Cũng có trường hợp một người tin rằng mình là con của một người khác, nhưng lại không được người sau này gọi là con; luật cho phép người tin rằng mình là con của người khác u cầu Tồ án xác định mình là con của người khác đó. Trong một giả thiết khác, một người
được nhận là con của một người khác lại khơng tin mình là con của người khác đó;
luật cho phép người khơng tin u cầu Tồ án phủ nhận quan hệ cha mẹ-con.
Trong một trường hợp đặc thù, một người được khai là cha của một đứa trẻ, theo giấy khai sinh, nhưng không phải là chồng của người mẹ hoặc chung sống như vợ
chồng với người mẹ. Giả sử người được khai là cha khơng tin rằng mình là cha của
đứa trẻ và cũng không xây dựng yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con với đứa trẻ,
thì đáng lý ra, người này khơng cần phải kiện cáo làm gì, bởi, như đã nói, giấy khai
sinh tự nó khơng phải là bằng chứng độc lập về quan hệ cha-con. Nhưng luật viết hiện hành chưa ghi nhận giải pháp này.
30 “Tin” và “gọi” ở đây ám chỉ ý chí nội tâm của các đương sự liên quan đến tư cách của người này và người kia trong quan hệ cha mẹ-con. Có trườìng hợp con không gọi cha là cha, do ngỗ nghịch. Sự xung đột ấy không thể trong quan hệ cha mẹ-con. Có trườìng hợp con khơng gọi cha là cha, do ngỗ nghịch. Sự xung đột ấy không thể được giải quyết trong khuôn khổ một vụ án về xác định cha cho con.
Con trong giá thú và con ngồi giá thú. Có trường hợp hai người chung sống
như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn xin nhận con chung bằng con đường tư pháp hoặc ngược lại một người xin được thừa nhận là con chung của hai người chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn. Trong điều kiện khơng có quan hệ hơn nhân chính thức giữa hai người tự xưng hoặc được gọi là cha và mẹ, các vụ án phải được coi như độc lập với nhau về mặt pháp lý (xác định con cho cha và xác định con cho mẹ
hoặc xác định cha cho con và xác định mẹ cho con), dù có thể được tiến hành trong
khuôn khổ một thủ tục pháp lý chung. Con được xác định sẽ là con ngoài giá thú của hai người chung sống như vợ chồng.
Cá biệt, cũng có trường hợp cha mẹ có đăng ký kết hôn và con bị thất lạc từ khi mới sinh; một thời gian sau, cha mẹ tìm được con, khi đó đang tư cách con của một người khác. Cha mẹ trong trường hợp này có thể tranh chấp trước Tồ án để u cầu xác định người được tìm gặp là con chung của họ trong khuôn khổ một vụ án duy nhất.
Nếu yêu cầu của cha mẹ được đáp ứng thuận lợi, thì con được xác định sẽ mang tư
cách con trong giá thú.