II. Quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con
2. Quyền của cha mẹ đối với tài sản của con
Quyền có tài sản riêng của con. Quyền có tài sản riêng của con chỉ là hệ quả
của việc thừa nhận năng lực pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực tài sản: ngay từ khi sinh ra, cá nhân đã có thể có quyền sở hữu đối với tài sản. Giải pháp này thể hiện một bước tiến quan trọng của pháp luật gia đình Việt Nam, bởi, trong một thời kỳ dài, con, dù đã thành niên, khơng có tài sản riêng chừng nào cha mẹ cịn sống.
Quyền của cha mẹ đối với tài sản riêng của con. Trên nguyên tắc, quyền sở
hữu mang tính độc quyền: người không phải là chủ sở hữu khơng có quyền gì đối với tài sản của người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu chuyển giao một hoặc nhiều quyền liên quan đến tài sản. Cá biệt, người chưa thành niên dưới 15 tuổi, người khơng có năng lực hành vi và, trong chừng mực nào đó, người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ có thể thực hiện quyền sở hữu của mình đối với tài sản thơng qua vai trị của người
đại diện. Thơng thường, khi cần có người đại diện, thì cha mẹ là người đại diện cho
con (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 39).
Đối với con dưới 15 tuổi hoặc bị mất năng lực hành vi, việc đại diện của cha mẹ
bao hàm cả việc quản lý tài sản của con. “Quản lý”, cha mẹ có cả quyền định đoạt đối với tài sản của con với điều kiện việc định đoạt phải vì lợi ích của con (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 46 khoản 1). Nếu con chưa thành niên đủ 9 tuổi trở lên, thì
khi định đoạt tài sản của con, cha mẹ phải tính đến nguyện vọng của con (Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000 Điều 46 khoản 1)44. Nếu con ở trong tình trạng mất năng
lực hành vi, thì cha mẹ, với tư cách là người giám hộ đương nhiên45, chỉ có quyền định
đoạt các tài sản có giá trị lớn của con theo các quy định tại BLDS 2005 Điều 69, nghĩa
là phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.