Hiệu lực của việc thiết lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 45 - 47)

ni

1. Quan hệ với gia đình của người ni

Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Kể từ thời điểm đăng ký việc nuôi con nuôi,

người được nuôi trở thành con nuôi của người nuôi và gọi người sau này là cha (mẹ)

nuôi. Giữa cha mẹ nuôi và con ni có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật hơn nhân và gia đình (Điều 74): cha mẹ có quyền và nghĩa vụ trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; con có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, lắng nghe lời khuyên bảo của cha mẹ;.... Trong trường hợp cha mẹ nuôi chết, con ni là ngườìi thừa kế được gọi theo pháp luật ở hàng thứ nhất (BLDS 2005 Điều 676 khoản 1 điểm a); ngược lại, nếu con nuôi chết, thì cha mẹ ni là người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của con nuôi, bên cạnh cha mẹ ruột của con nuôi (cùng điều luật).

Nhắc lại rằng việc kết hôn giữa cha (mẹ) nuôi với con nuôi bị cấm trong luật Việt Nam.

Quan hệ giữa người được nuôi và các thành viên khác trong gia đình của

người ni. Trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, người được ni hồn

tồn khơng có quan hệ gì với các thành viên khác của gia đình người ni: người được ni khơng phải là anh, chị, em của con ruột của người nuôi, không phải là cháu nội của cha mẹ của cha nuôi, không phải là cháu ngoại của cha mẹ của mẹ ni. Thơng thường, nếu người ni có vợ (chồng), thì vợ và chồng cùng đứng ra nhận con ni;

nhưng, nếu chỉ có vợ hoặc chồng đứng ra nhận con ni, thì người được ni khơng

phải là con ni của người cịn lại.

Các giải pháp trên đây dẫn đến một vài hệ quả đáng chú ý.

- Việc kết hôn giữa người được nuôi và những người thân thuộc của người nuôi không bị cấm bởi luật viết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù con nuôi của vợ không nhất

thiết cũng đồng thời là con nuôi của chồng, trong trường hợp người được nuôi và

người nuôi đều là nữ và cuộc hôn nhân ràng buộc người nuôi chấm dứt, thì chồng cũ của người ni vẫn khơng có quyền kết hôn với con nuôi của vợ cũ. Tại sao ? Bởi vì, khi cấm vợ (chồng) kết hơn với con riêng của chồng (vợ), Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khơng phân biệt con riêng ấy là con ruột hay con nuôi.

- Người được nuôi không thể thế vị người nuôi để nhận phần di sản mà người

nuôi được hưởng của cha mẹ, nếu còn sống.

Họ, tên, dân tộc của con nuôi. Trên nguyên tắc, việc nuôi con nuôi khơng

đương nhiên có tác dụng thay đổi họ của con nuôi theo họ của người nuôi. Theo Luật

hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 75, cha mẹ ni có quyền yêu cầu cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền (tức UBND) quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Tuy

nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Suy lý ngược: 1. Nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình, thì con ni mang họ, tên cũ; 2. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.

Vấn đề dân tộc của con nuôi. Điều 22 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày

03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: 1. Con nuôi được xác định dân tộc theo cha, mẹ ruột; 2. Trong trường hợp không biết

được cha, mẹ ruột của con ni là ai, thì con ni được xác định dân tộc theo cha, mẹ

ni; nếu sau đó biết được cha, mẹ ruột, thì dân tộc của người con ni có thể được

xác định lại theo yêu cầu của người này, của cha, mẹ ruột hoặc của cha, mẹ nuôi. Trong phần quyền nhân thân, BLDS 2005 cũng quy định về vấn đề này như sau: người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định lại theo dân tộc của cha

đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai (Điều 28

khoản 2 điểm b).

2. Quan hệ với gia đình cha mẹ ruột

Quyền thừa kế. Theo BLDS 2005 Điều 678, con nuôi bảo tồn quyền thừa kế đối

di sản của những người thân thuộc do huyết thống: con nuôi là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ ruột, là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ hai của anh, chị, em ruột, là người thừa kế thế vị của cha mẹ ruột trong di sản của ông bà nội (ngoại),...

Cấm kết hôn. Con nuôi vẫn bảo tồn quan hệ huyết thống với các thành viên gia

đình cha mẹ ruột. Bởi vậy, việc kết hôn giữa con nuôi và những người thân thuộc bị

cấm theo các quy định tại Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 10 khoản 3.

Quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Theo Luật hơn nhân và gia đình

năm 2000 Điều 61 khoản 3, nếu người được cấp dưỡng được nhận làm con ni, thì

nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Nghĩa vụ cấp dưỡng là một đề tài lớn, sẽ được nghiên cứu riêng. Ở đây, ta nhận xét rằng do điều luật đã dẫn, cha mẹ ruột, ông bà nội (ngoại), anh, chị, em ruột sẽ khơng cịn trách nhiệm cấp dưỡng cho con (cháu, anh, chị, em) một khi người sau này được người khác nhận làm con nuôi. Thế mà, quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng, ta sẽ thấy, là quan hệ có tính chất hỗ tương; bởi vậy, dù luật khơng nói rõ, vẫn có thể khẳng định rằng một khi A khơng cịn nghĩa vụ cấp dưỡng cho B, thì B, khi có điều kiện, cũng khơng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho A. Hơn nữa, nghĩa vụ cấp dưỡng, trong khung cảnh của luật thực định Việt Nam, là hình thức thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng trong những trường hợp đặc thù. Liệu có thể nói rằng việc nhận con ni cũng có tác dụng chấm dứt quan hệ nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa người được nuôi và các thành viên gia đình cha mẹ ruột ?

3. Nhận con ruột, nhận cha mẹ ruột

Không ảnh hưởng đến quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi. Trong khung cảnh của

luật thực định Việt Nam, việc một người được nhận làm con nuôi của một người khác không cản trở việc người con nuôi xin xác định cha mẹ ruột của mình. Ngược lại, người khơng được nhận là cha, mẹ ruột của con ni có quyền u cầu Tồ án xác

định mình là cha, mẹ ruột của con nuôi ấy. Trong mọi trường hợp, quan hệ cha mẹ

nuôi-con nuôi không bị ảnh hưởng bởi kết quả giải quyết của Toà án liên quan đến

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)