Bằng chứng về con sinh ra từ hôn nhân b1 Suy đoán dựa vào dữ kiện sinh học

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 29 - 30)

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý

b. Bằng chứng về con sinh ra từ hôn nhân b1 Suy đoán dựa vào dữ kiện sinh học

b1. Suy đoán dựa vào dữ kiện sinh học

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người mẹ có thai trong thời kỳ

đó. Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1, con sinh ra trong thời

kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Thực ra, đứa con có thể thành thai trong thân thể người mẹ hoậc trong thân thể người khác với sự đồng ý của vợ và chồng. Đúng ra, được gọi là con chung của vợ và chồng, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc thành thai trong thời kỳ ấy: sự thành thai có thể diễn ra trên thân thể của người mẹ, nhưng cũng có thể diễn ra ở ngồi thân thể đó, nhờ sự hỗ trợ của các biện pháp y học.

Điều kiện thiết lập sự suy đoán. Từ Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều

63 khoản 1, có thể nhận xét rằng để sự suy đoán con chung của vợ chồng được thiết

lập dựa vào dữ kiện sinh học, cần có đủ hai điều kiện: 1. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc thành thai trong thời kỳ đó; 2. Con được sinh ra là con của người vợ.

“quan hệ với chủ hộ”. Trái lại, khi cần nhập hộ khẩu cho một trẻ mới sinh, cơ quan cảnh sát sẽ yêu cầu xuất trình giấy khai sinh và thủ tục nhập hộ khẩu chỉ được tiến hành, nếu theo giấy khai sinh, trẻ được ghi nhận là con của một thành viên trong gia đình có sổ hộ khẩu đó.

26 Nhưng tất nhiên, khoảng cách giữa thời điểm con sinh ra và thời điểm chấm dứt hôn nhân phải tỏ ra hợp lý. Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Điều 21 khoản 2, thì con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 Điều 21 khoản 2, thì con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án xử cho vợ chồng ly hơn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người. Điều luật không phân biệt con thành thai trước hay trong thời kỳ hôn nhân.

Tuy nhiên, trong logique của suy nghĩ, việc chứng minh hai điểm này, thực ra, chỉ là

điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để suy đoán quan hệ cha mẹ-con trong giá

thú.

Giá trị chứng minh của giấy khai sinh. Có thể dựa vào giấy khai sinh để biết

được ngày sinh của con. Nếu ngày đó nằm trong thời kỳ hơn nhân, thì con được coi

như sinh ra trong thời kỳ đó. Trong trường hợp theo giấy khai sinh, con được sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt, thì, trong điều kiện luật khơng có quy định chính thức về việc suy đốn ngày thành thai, có thể dựa vào kinh nghiệm chun mơn của người làm công tác hộ sản để xác định một cách tương đối thời điểm thành thai.

Người khai sinh thường là người chồng, mà cũng có thể là một người thứ ba. Trong hầu hết các trường hợp, người khai sinh sẽ khai họ tên của người mẹ. Có thể tin

rằng đối với quan hệ mẹ-con, giấy khai sinh có ghi họ tên mẹ coi như chứng cứ đầy

đủ.

Giấy khai sinh và quan hệ cha-con. Người chồng có tên trên giấy chứng nhận

đăng ký kết hôn thường sẽ được khai là cha của đứa trẻ. Trong khung cảnh của thực

tiễn giao dịch, việc họ tên cha ghi nhận trên giấy khai sinh trùng với họ tên chồng của người được khai là mẹ có tác dụng củng cố bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con trong giá thú. Cơng luận, về phần mình, thường coi giấy khai sinh và giấy chứng nhận kết hôn như là bằng chứng thuyết phục về quan hệ cha-con ruột một khi người được khai là cha đồng thời là chồng của người được khai là mẹ, ngay nếu như, do ngun nhân gì

đó, cơng luận khơng chứng kiến được sự đối xử giữa các đương sự theo cung cách của

cha và con.

b2. Suy đoán dựa vào sự thừa nhận

Yếu tố xã hội học. Yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con tỏ ra đặc biệt cần

thiết để chứng minh quan hệ đó, một khi con sinh ra trước khi cha mẹ kết hơn và con khơng có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không ghi nhận tên họ cha. Con chung của vợ chồng thường mang họ cha hoặc họ mẹ theo đúng tập tục của vùng nơi con sinh ra,

cư xử với cả cha và mẹ như là cha-con, mẹ-con và tất cả những điều đó được người

thứ ba ghi nhận. Cần nhấn mạnh rằng yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con trong trường hợp con được gọi là con chung của vợ chồng phải là yếu tố xã hội học chung cho cả hai loại quan hệ - cha-con và mẹ-con: “con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận...”. Không thể dùng yếu tố xã hội học để chứng minh thân phận con chung của vợ chồng, nếu yếu tố đó chỉ được ghi nhận cho quan hệ cha-con hoặc quan hệ mẹ-con.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)