Chấm dứt quyền của cha mẹ

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 60)

Có hay khơng việc chấm dứt quyền cha mẹ ? Luật không dự kiến việc chấm

dứt quyền của cha mẹ đối với con. Có lẽ do người làm luật thấy khơng cần thiết. Đến một lúc nào đó, con được luật thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi và do đó có quyền

tự mình quyết định con đường đi của mình. Thậm chí, trước khi con đạt đến độ tuổi

nhất định để được thừa nhận có đầy đủ năng lực hành vi, con cũng đã dần dần ý thức

được các quyền tự do cá nhân của mình cũng như dần dần xây dựng cho mình thế giới

quan và nhân sinh quan riêng. Cha mẹ, về phần mình, sẽ dần có xu hướng chuyển thái

độ cư xử, trong khuôn khổ thực hiện quyền của cha mẹ, từ sự dẫn dắt chủ động, trực

tiếp sang hướng dẫn, gợi ý, cố vấn, giúp đỡ,... Về mặt lý thuyết, cha mẹ khơng có nghĩa vụ trông nom con đã thành niên: con đã thành niên có quyền có nơi cư trú riêng; con đã thành niên mà gây thiệt hại cho người thứ ba, thì phải tự bồi thường (BLDS

2005 Điều 606 khoản 1). Nếu con đã thành niên mà ở trong tình trạng mất năng lực hành vi, thì con sẽ được đặt dưới chế độ giám hộ.

Quan hệ giữa cha (mẹ) kế và con riêng của vợ (chồng). Cho đến khi có Luật

hơn nhân và gia đình năm 2000, quan hệ giữa cha (mẹ) kế và con riêng của vợ (chồng) chỉ được người làm luật nhắc tới ở góc độ thừa kế và trong trường hợp hết sức đặc thù mà các đương sự cư xử với nhau như cha mẹ ruột và con ruột. Cách cư xử đó, về phần mình, lại chỉ xuất phát từ ý chí của các đương sự chứ khơng phải do địi hỏi của luật.

Luật hơn nhân và gia đình đồng hố quan hệ ấy, về phương diện nhân thân, với quan hệ giữa cha mẹ ruột và con ruột. Theo khoản 1 Điều 38 của Luật hôn nhân và gia

đình năm 2000, bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm

sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 34, 36 và 37 của Luật; theo khoản 2 Điều 38, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình, theo quy định tại các Điều 35 và

36 của Luật. Song, cần nhấn mạnh rằng để các quyền và nghĩa vụ ấy phát sinh, các

đương sự phải cùng sống với nhau dưới một mái nhà; nếu ở riêng, các đương sự chỉ là

những người xa lạ đối với nhau, về phương diện pháp luật hơn nhân và gia đình.

Luật cũng cấm các đương sự có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau

(Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 38 khoản 3). Tuy nhiên, nếu thực hiện

hành vi ấy ở mức độ nghiêm trọng, người thực hiện hành vi chỉ bị chế tài theo Điều

151 BLHS 1999 trong trường hợp nạn nhân là người ni dưỡng mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)