Quyền cha mẹ trong mối quan hệ với quyền lực công cộng

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 57 - 60)

Nhà nước có thể can thiệp vào việc thực hiện quyền cha mẹ với một trong hai mục đích: giám sát việc thực hiện quyền đó nhằm ngăn chặn việc lạm dụng quyền đó và bảo vệ con; hoặc kiểm tra sự tôn trọng của con đối với quyền cha mẹ nhằm kịp thời hỗ trợ cha mẹ trong việc thực hiện quyền này.

1. Hỗ trợ thực hiện quyền cha mẹ

Trường hợp cha mẹ cần được hỗ trợ. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm

2000 Điều 37 khoản 3, khi gặp khó khăn khơng thể tự giải quyết được, cha mẹ có thể

đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con. “Khó khăn

khơng thể tự giải quyết được” khơng hẳn là các khó khăn vật chất: cha mẹ nghèo vẫn tự mình giáo dục được con. Có lẽ người soạn thảo điều luật liên tưởng đến các trường hợp con ngỗ nghịch, hư hỏng, nghiện ngập mà cha mẹ khơng có khả năng giáo dục.

Tính chất của sự hỗ trợ. Sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức đối với cha mẹ trong

việc giáo dục con có thể được coi như một cách Nhà nước thực hiện việc giáo dục

công dân, nhưng cũng có thể là một hình thức giáo dục con gián tiếp mà cha mẹ, trong

những hoàn cảnh đặc thù, thực hiện thơng qua vai trị của Nhà nước. Được hiểu theo

cách thứ hai, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc giáo dục con cái thực sự là việc uỷ thác một phần quyền cha mẹ cho Nhà nước.

Thủ tục và thể thức. Luật khơng có quy định cụ thể về thủ tục và thể thức yêu

cầu giúp đỡ. Thông thường, yêu cầu này được đặt ra sau khi con đã có một hành vi trái pháp luật được phát hiện (hút hoặc tiêm chích ma t, phá rối trật tự cơng cộng,...). Có trường hợp do hành vi đó mà con bị xử lý hành chính hoặc hình sự và cha mẹ có thể

yêu cầu thực hiện biện pháp giáo dục bổ sung, ngoài biện pháp chế tài theo luật, đối

với con. Cũng có trường hợp con khơng phải chịu sự chế tài theo luật, nhưng cha mẹ

chủ động đề nghị dành cho con những biện pháp giáo dục đặc biệt nhằm ngăn ngừa

khả năng xảy ra những việc tồi tệ hơn.

Con có thể được giao hẳn cho cơ quan chức năng để được giáo dục tập trung tại

một cơ sở giáo dưỡng, điều trị bệnh hoặc chỉ chịu sự giáo dục “bán trú” - ban ngày đến cơ sở giáo dục, ban đêm trở về nghỉ tại nhà cha mẹ.

2. Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên

Các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ. Theo Luật hơn nhân và gia đình

năm 2000 Điều 41, cha mẹ rơi vào một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên, theo một quyết định của Toà án:

- Bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con;

- Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con;

- Có hành vi phá tán tài sản của con;

- Có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái

đạo đức xã hội.

Trong trường hợp thứ nhất, có lẽ việc hạn chế quyền của cha mẹ được ghi nhận ngay trong bản án; còn trong các trường hợp khác, việc hạn chế quyền của cha mẹ hẳn

được quyết định theo một thủ tục riêng. Dẫu sao, đây là một chế tài đặc biệt của Luật

hơn nhân và gia đình; bởi vậy, dù có được ghi nhận trong một bản án hình sự như trong trường hợp thứ nhất, chế tài này cũng không mang ý nghĩa của một hình phạt hay một biện pháp tư pháp của luật hình.

Thủ tục hạn chế quyền của cha mẹ. Tồ án có thể tự mình mở thủ tục xem xét

việc hạn chế quyền của cha mẹ (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 41)41.

Trong trường hợp Tồ án khơng tự mình làm việc đó, thì chỉ những người sau đây mới

có quyền u cầu Tồ án ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa

thành niên (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 42): 1. Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên; 2. Viện kiểm sát;

3. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ.

Những người nêu tại điểm 1 và 3 trên đây có quyền trực tiếp u cầu Tồ án hoặc gián tiếp yêu cầu thơng qua vai trị của Viện kiểm sát. Luật nói thêm rằng cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên; tuy nhiên, họ chỉ có quyền gián tiếp yêu cầu Tồ án thơng qua vai trị của Viện kiểm sát (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 42 khoản 4).

Việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con được quyết định theo thủ tục chung

về tố tụng dân sự, nghĩa là người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con có thể

kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, có thể yêu cầu xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Hiệu lực của quyết định hạn chế quyền của cha mẹ. Luật viết xây dựng các

giải pháp của mình tùy theo cả cha và mẹ hoặc chỉ một trong hai người bị hạn chế quyền của cha mẹ (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 43):

1. Trong trường hợp một trong hai người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với

con chưa thành niên, thì người cịn lại thực hiện các quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con;

2. Trong trường hợp cả cha và mẹ đều bị Toà án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, thì việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục con và việc quản lý tài sản của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ.

Người bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con (cùng điều luật khoản 3). Đây không phải là một chế tài

đối với người bị hạn chế quyền của cha mẹ mà chỉ là hệ quả của việc tước một phần

quyền của cha mẹ: ta biết rằng quyền của cha mẹ trong khung cảnh của luật thực định là một quyền đồng thời là một nghĩa vụ; việc hạn chế quyền của cha mẹ có tác dụng “treo quyền” nhưng không “treo nghĩa vụ”.

Thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ không ngắn hơn 1 năm và không dài hơn 5 năm (Điều 41). Theo câu chữ của luật viết, có thể nghĩ rằng, khi thời hạn hạn chế quyền của cha mẹ đã hết, thì việc khơi phục quyền cha mẹ là đương nhiên chứ khơng cần thủ tục xố án như đối với án tích về hình sự; song, khơng chắc đó là giải pháp mà người làm luật mong muốn. Riêng trong trường hợp cần rút ngắn thời hạn hạn chế quyền cha mẹ, Luật có ghi nhận vai trị xem xét của Tồ án (cùng điều luật).

41 Có lẽ Tồ án chỉ tự mình ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên một khi ra bản án đối với cha mẹ về các tội xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con. án đối với cha mẹ về các tội xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)