Nhận con ngoài giá thú b1 Tổng quan

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 33 - 34)

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý

b. Nhận con ngoài giá thú b1 Tổng quan

b1. Tổng quan

Khái niệm. Các trường hợp nhận con ngoài giá thú. Nhận con ngoài giá thú là

một thủ tục hành chính cho phép một người nhìn nhận một người khác là con của mình trong điều kiện khơng có tranh chấp và người được nhận là con không được coi là con của bất kỳ người nào khác có cùng giới tính với người thừa nhận. Điều đó có nghĩa là:

- Người được thừa nhận phải chưa được xác định (theo thủ tục tư pháp) là con

của một người khác có cùng giới tính với người thừa nhận, theo một bản án có hiệu lực pháp luật;

- Người được thừa nhận phải chưa từng được thừa nhận (theo thủ tục hành chính) là con của một người khác có cùng giới tính với người muốn thừa nhận;

- Người được thừa nhận không được suy đoán là con chung của vợ chồng do áp

dụng Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 63 khoản 1;

- Người được thừa nhận không mang tư cách con ngoài giá thú của một người

cùng giới tính với người muốn thừa nhận, tư cách được chứng minh bằng giấy khai sinh và yếu tố xã hội học.

b2. Thủ tục

Thủ tục theo văn bản lập quy. Thủ tục này được ghi nhận tại Nghị định 83-CP

ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch, nhưng lại không được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quan tâm đến việc nhận con hoặc nhận cha mẹ theo thủ tục tư pháp. Thực ra, ta đã biết rằng Nghị định số 83-CP đã dẫn không

phải là văn bản hướng dẫn thi hành Luật này; nhưng điều tế nhị là: dù được ban hành

sau Nghị định, Luật không lấy lại (và tiếp tục hoàn thiện) các quy tắc trong Nghị định. Có lẽ người làm luật cịn muốn tiếp tục thử nghiệm các giải pháp của văn bản lập quy trong một thời gian.

Nộp hồ sơ. Người xin nhận cha, mẹ phải nộp một hồ sơ cho UBND xã, phường,

thị trấn nơi cư trú của người được gọi là con. Hồ sơ gồm có (Nghị định số 83, đã dẫn,

Điều 48):

- Giấy khai sinh của con; - Sổ hộ khẩu gia đình của con;

- Chứng minh nhân dân của người khai nhận;

- Các giấy tờ cần thiết khác chứng minh quan hệ cha-con, mẹ-con.

Nếu khơng có các giấy tờ đó, thì phải có giấy tờ hợp lệ thay thế (cùng điều luật).

Trong trường hợp một người mà tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc

các nguyên nhân khác, không thể đến UBND khai nhận người khác là con mình, thì

đơn được thay thế bằng văn bản có xác nhận của hai người làm chứng về nguyện vọng

Sự đồng ý của một số người. Trong trường hợp con đang được người khác ni

dưỡng, thì việc nhận con phải được sự đồng ý của người ni dưỡng đó. Nếu người

được nhận là con từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cịn phải có sự đồng ý của người đó (Nghị định số 83 đã dẫn Điều 48) .

Thụ lý và quyết định. Sau khi nhận đủ giấy tờ cần thiết, UBND tiến hành xác

minh và niêm yết công khai việc xin nhận con tại trụ sở UBND trong thời hạn 7 ngày (Nghị định đã dẫn Điều 50). Trong trường hợp cần xác minh thêm, thì thời hạn kéo dài khơng q 7 ngày.

Trong trường hợp khơng có đủ cơ sở để công nhận việc khai nhận con, thì

UBND mời người khai nhận đến để thơng báo về việc từ chối đăng ký (Nghị định đã

dẫn, Điều 51). Lý do từ chối phải được ghi rõ bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại.

Nếu thấy có đủ cơ sở để cơng nhận việc khai nhận con, thì UBND thơng báo cho các đương sự về ngày đăng ký khai nhận con. Khi đăng ký, các đương sự phải có mặt. Nếu người khai nhận ở trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo, thì người thân thích hoặc

người được uỷ quyền của người đó có thể thay mặt người đó để đăng ký. Chủ tịch

UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chinh quyết định công nhận việc cha mẹ nhận con; cán bộ hộ tịch tư pháp ghi nhận sự việc vào sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con.

b3. Hiệu lực của việc thừa nhận

Xác lập quan hệ cha mẹ-con. Nghị định số 83-CP chỉ quy định các thủ tục hành

chính về đăng ký hộ tịch, trong đó có việc đăng ký thừa nhận con hoặc thừa nhận cha

mẹ. Vấn đề hiệu lực pháp lý của các giao dịch đăng ký hộ tịch, trong đó có đăng ký

thừa nhận, không được đặt ra. Tuy nhiên, có thể nghĩ rằng do mang đậm dấu ấn của ý chí, việc thừa nhận có tác dụng thiết lập bằng chứng thuyết phục về quan hệ cha mẹ-

con, thậm chí thuyết phục hơn việc khai sinh. Trước hết, việc đó mang ý nghĩa của

một lời tuyên bố về sự tồn tại trước đó của quan hệ cha mẹ-con. Lời tuyên bố đó có

hiệu lực đối với tất cả mọi người. Kế đến, đó là lời tuyên bố không thể bị huỷ bỏ:

người thừa nhận khơng thể, ví dụ, mong muốn chấm dứt quan hệ cha (mẹ)-con bằng cách huỷ bỏ việc thừa nhận, như người ta huỷ bỏ một hợp đồng.

Nhưng, với tư cách là một bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con, việc thừa nhận có

thể bị đánh đổ bởi các bằng chứng khác thuyết phục hơn. Việc bác bỏ sự thừa nhận

phải được thực hiện trong khuôn khổ một vụ án dân sự29.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)