Cấm ly hơn. Theo một quan niệm nào đó, hơn nhân được xác lập và được duy trì
chỉ nhờ vào sự ưng thuận lúc ban đầu (lúc kết hôn), cũng giống như sự ưng thuận khi giao kết hợp đồng; một khi đã ưng thuận kết hôn, người kết hơn khơng thể thay đổi ý chí, nghĩa là phải chấp nhận cuộc sống chung cho đến cuối đời (cũng như người giao
kết hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng chứ không thể đơn
phương rút khỏi quan hệ kết ước, dù có thể khơng cịn muốn duy trì quan hệ đó nữa).
Nói rõ hơn, kết hơn thì được, nhưng ly hơn thì khơng được. Quan niệm này được chấp nhận trong rất nhiều hệ thống luật nguyên sơ và được coi là một trong những quan niệm nền tảng của luật giáo hội về gia đình. Khơng ít nước Châu Âu chỉ mới từ bỏ quan niệm này cách nay không lâu: ở Ý từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982,... Việc duy trì quan niệm này trong luật cận đại và đương đại của các nước chủ yếu vì lý do tơn giáo.
Tự do ly hôn. Trái ngược với hệ thống cấm ly hôn, hệ thống tự do ly hôn chủ
trương rằng hôn nhân không thể được duy trì, một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai
khơng cịn cảm thấy được thôi thúc bởi ý muốn chung sống. Mỗi người phải có quyền tự do chấm dứt quan hệ hơn nhân, như đã có quyền tự do xác lập quan hệ đó. Nếu cả
vợ và chồng đều đồng ý ly hơn, thì càng tốt; nếu khơng, mỗi người có quyền ly hơn
chỉ bằng quyết định đơn phương của mình. Quyền tự do ly hôn đươc thiết lập trong
luật La Mã thời kỳ cuối. Trong luật đương đại của nhiều nước theo Common law hoặc
của các nước Bắc Âu, ly hơn theo ý chí đơn phương được thừa nhận dưới hình thức
“ly hơn do khơng hợp tính tình” (divorce pour incompatibilité d’humeur): chỉ cần chứng minh rằng giữa vợ và chồng có sự khác biệt về tính tình và sự khác biệt đó là nguyên nhân của những xung đột gay gắt giữa hai người khiến cho cuộc sống chung
khơng thể chịu đựng được, vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn và thẩm phán phải đáp
ứng thuận lợi đối với u cầu ly hơn đó.
Ly hôn tự do dưới sự kiểm sốt của Nhà nước. Có thể coi mơ hình thứ ba như
là sự dung hồ giữa hai mơ hình trên đây: ly hôn vẫn nằm trong nội dung quyền dân sự của cá nhân; nhưng yêu cầu ly hôn chỉ được Toà án tiếp nhận trong những trường hợp
được luật dự kiến. Yêu cầu ly hơn có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng đưa
ra. Thẩm phán, về phần mình, có quyền quyết định cho phép hay không cho phép ly hôn trên cơ sở đánh giá mức độ chính đáng, hợp lý, hợp tình của u cầu ly hơn; ngay nếu như u cầu ly hôn rơi đúng vào trường hợp được luật dự kiến, thẩm phán có thể bác đơn xin ly hôn, một khi xét thấy lý do ly hôn không vững chắc hoặc việc ly hơn có thể ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng đối với cuộc sống sau ly hôn của một trong hai đương sự (hoặc cả hai) hoặc đối với tương lai của con cái, so với việc tiếp tục quan hệ
hôn nhân. Hệ thống ly hơn tự do dưới sự kiểm sốt của Nhà nước cho phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp vào sự hình thành suy nghĩ của vợ, chồng về vấn
đề ly hôn đồng thời vẫn tôn trọng ý chí thực, nghiêm túc và chắc chắn của vợ, chồng