Đặc trưng của chế định ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 74)

II. Ly hôn trong luật Việt Nam

3. Đặc trưng của chế định ly hôn trong luật Việt Nam hiện hành

Trong ly hơn khơng có yếu tố lỗi. Đơn giản hơn nhân khơng thể được duy trì

chỉ bởi vì khơng thể đạt được mục đích của nó. Trong quan niệm của người làm luật

Việt Nam hiện đại, hôn nhân đích thực là điều kiện vun đắp tình u giữa một người

đàn ông và một người đàn bà. Nếu, sau một thời gian chung sống, tình u khơng

những khơng được vun đắp mà cịn bị mài mịn và sự mài mịn khơng thể cứu chữa50,

thì cuộc hôn nhân coi như thất bại. Tuy nhiên, sự thất bại của hôn nhân không nhất thiết dẫn đến sự tan rã của gia đình, bởi, trong quan niệm của tục lệ, chất liệu xây dựng và củng cố gia đình thực ra khơng phải là tình u mà là “nghĩa”. Chính từ hơn nhân

mà gia đình được tạo ra và sống trong đó, các thành viên của gia đình được ni

dưỡng, chăm sóc, che chở, bảo vệ, cũng như có điều kiện phát triển trí tuệ và nhân cách, xây dựng và củng cố sự nghiệp của mình. Họ cùng hưởng hạnh phúc và cùng

chia sẻ bất hạnh. “Nghĩa” được hình thành và lớn lên từ đó. Nếu giữa vợ và chồng có

tình u, thì tình u đó được lồng trong “nghĩa” (và chính “nghĩa” ni dưỡng tình u); nếu tình u khơng tồn tại, “nghĩa” vẫn có thể tự mình phát triển. Suy cho cùng, “nghĩa” là động lực thúc đẩy vợ và chồng nỗ lực đạt đến mục đích của hơn nhân - xây dựng, duy trì và phát triển gia đình. Chính sự suy yếu của “nghĩa” khiến cho hơn nhân

khó có thể vươn tới mục đích của nó. Q trình suy yếu khơng thể cứu chữa của

“nghĩa” ln diễn ra đồng thời với q trình tan rã của gia đình. Có trường hợp sự tan rã chưa kịp đi vào giai đoạn quyết định, thì vợ hoặc chồng chết: người cịn sống được

tự do. Có trường hợp sự tan rã đi vào giai đoạn quyết định ngay trong lúc cả vợ và

chồng đều còn sống: vợ và chồng quyết định chấm dứt cuộc sống chung bằng con

đường ly hôn.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con. Thực tiễn ghi nhận rằng

trong phần lớn trường hợp, người sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần sau khi ly hôn là người vợ và các con sinh ra từ hôn nhân, nhất là các con chưa thành niên hoặc tật nguyền và khơng có khả năng lao động. Do đó, việc giải quyết yêu cầu ly hôn và các vấn đề phát sinh sau khi ly hôn phải được thực hiện dựa trên tư tưởng chủ đạo theo đó, quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con được ưu tiên

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)