Các mức độ suy đoán con chung của vợ chồng

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 30 - 31)

II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý

c. Các mức độ suy đoán con chung của vợ chồng

c1. Trường hợp có sự phù hợp giữa giấy khai sinh và yếu tố xã hội học

Sự suy đốn hồn hảo. Giả sử con có giấy khai sinh ghi rõ tên họ của cha và

mẹ, mang họ theo đúng tập tục, được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (theo giấy khai

sinh), được cha mẹ đối xử theo đúng các tiêu chí xử sự đặc trưng của mối quan hệ cha mẹ-con ruột và mối quan hệ ấy được gia đình và xã hội ghi nhận và tơn trọng. Có thể tin rằng bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con ruột trong giả thiết là hoàn hảo và tư cách cha, mẹ, con của các đương sự khơng thể bị tranh cãi,... trừ trường hợp có ai đó chứng minh được rằng đã có việc đánh tráo trẻ lúc mới sinh ra hoặc có một vụ mua bán trẻ

em. Tuy nhiên, giải pháp này chưa được chính thức thừa nhận trong luật viết hiện

hành.

Cũng được coi là hoàn hảo, bằng chứng về quan hệ cha mẹ-con được thiết lập

dựa trên, một mặt, các ghi chép trên giấy khai sinh cho thấy người được khai sinh là

con chung của vợ chồng, dù được sinh ra trước thời điểm kết hôn và, mặt khác, yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con.

c2. Trường hợp có sự phù hợp giữa sự thừa nhận con bằng con đường hành chính và yếu tố xã hội học

Sự suy đốn hồn hảo tương đối. Có trường hợp sau khi được thừa nhận bằng

con đường hành chính, giữa vợ chồng và người được thừa nhận có quan hệ cư xử như cha mẹ và con. Có thể tin rằng sự suy đốn con chung của vợ chồng trong trường hợp

này vẫn vững chắc, nhưng độ vững chắc kém hơn so với trường hợp trên đây: không

loại trừ khả năng người chồng chỉ thừa nhận con của người vợ do được thơi thúc bởi lịng bao dung và trên thực tế người được thừa nhận là con của một người khác.

c3. Trường hợp chỉ có yếu tố xã hội học hoặc chỉ có sự thừa nhận mặc nhiên Suy đốn khơng hoàn hảo. Con được sinh ra trước khi kết hôn và trên giấy khai

sinh chỉ ghi nhận tên họ mẹ mà không ghi nhận tên họ cha; tuy nhiên, người cha và người con luôn cư xử với nhau theo đúng các chuẩn mực của quan hệ cha-con trước và sau khi người cha kết hôn với người mẹ. Ta nói rằng tư cách con trong giá thú cũng

được suy đoán cho người con trong trường hợp này, nhưng sự suy đốn khơng được

hoàn hảo do yếu tố sinh học của quan hệ cha-con còn mập mờ.

Cũng khơng hồn hảo, sự suy đoán chỉ dựa trên sự thừa nhận mặc nhiên đối với con sinh ra trước khi cha mẹ kết hôn, nghĩa là dựa vào giấy khai sinh và quan hệ hôn nhân giữa cha và mẹ mà khơng có yếu tố xã hội học của quan hệ cha mẹ-con. Khơng hồn hảo, bởi người ta sẽ không hiểu tại sao các đương sự không cư xử với nhau như cha-con, mẹ-con.

c4. Trường hợp sinh con trong điều kiện giữa vợ chồng khơng có sự chung sống

Trường hợp người chồng vắng mặt tại nơi cư trú27. Nếu đã có thơng báo tìm

kiếm, thì có lẽ vấn đề phải được xem xét tùy theo kết quả xác định thời điểm mang

thai của người vợ.

- Trong trường hợp người vợ mang thai trước ngày người chồng được xác định là vắng mặt, mọi chuyện còn tùy thuộc vào việc người chồng được hay không được khai

là cha của đứa trẻ. Giả sử người chồng được khai là cha của đứa trẻ theo giấy khai

sinh, thì quy tắc suy đốn của Điều 63 khoản 1 có thể được áp dụng28; nếu người

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)