II. Xác định quan hệ cha mẹ-con như là quan hệ pháp lý
b. Kiện cáo từ phía người tự xưng hoặc được gọi là con
Người tự xưng là con. Người tự xưng là con của một người khác có thể u cầu
Tồ án xác định mình là con của người đó. Vấn đề khá tế nhị:
- Nếu người khác đó là một người đàn ông và người tự xưng là con đang mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm một yêu cầu kép: 1.
Bác bỏ tư cách của người đang là cha của người yêu cầu; 2. Thừa nhận quan hệ xác
thịt ngoài giá thú của người đang là mẹ và người được yêu cầu xác định là cha.
- Nếu người khác đó là một người đàn bà và người tự xưng là con đang mang tư cách con chung của hai người khác nữa, thì yêu cầu này bao hàm việc xác định có một vụ đánh tráo trẻ mới sinh hoặc nhặt con rơi và nhận làm con ruột.
Người được gọi là con. Thực ra, quyền của một người được gọi là con yêu cầu
Tồ án xác định mình khơng phải là con của người mình đang gọi là cha, mẹ chỉ được ghi nhận một cách rất chung bằng các quy định mang tính nguyên tắc trong luật dân sự (BLDS 2005 Điều 43 khoản 2). Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 khơng có quy
định rành mạch về quyền này. Tuy nhiên do con có quyền xin nhận cha, mẹ mà khơng
có trường hợp ngoại lệ, việc một người đang mang tư cách con của một người khác xin nhận một người khác nữa làm cha hoặc mẹ cho phép nghĩ rằng nếu Toà án xác định người được yêu cầu xác định là cha (mẹ) đích thực là cha (mẹ) của người yêu cầu, thì người đang là cha (mẹ) của người yêu cầu sẽ mất tư cách đó.
Luật viết cịn khá đơn giản ở điểm này và chắc chắn sẽ được tiếp tục hoàn thiện
để giải quyết nhiều vấn đề tế nhị mà thực tiễn đặt ra. Một số quy định về nhận cha mẹ
cho con bằng con đường tư pháp có lẽ sẽ được giới hạn phạm vi áp dụng để cho việc cân đối giữa lợi ích của con và lợi ích của cha mẹ được bảo đảm tốt: “Con đã thành niên xin nhận cha, khơng địi hỏi có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ khơng địi hỏi có
sự đồng ý của cha” (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 65 khoản 2)31.