Chấm dứt việc nuôi con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 47 - 50)

1. Điều kiện và thủ tục

Các trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi. Theo Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 Điều 76, việc ni con ni có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ ni hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ ni.

3. Cha mẹ ni đã có các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 67 hoặc khoản 5

Điều 69 của Luật hôn nhân và gia đình (nghĩa là có hành vi phi đạo đức đối với con

ni hoặc có hành vi phạm tội liên quan đến các mối quan hệ gia đình hoặc đến người chưa thành niên và đã bị kết án).

Trái lại, quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi không chấm dứt trong trường hợp cha mẹ nuôi hoặc con nuôi chết. Quan hệ cũng không chấm dứt trong trường hợp cha mẹ ni ly hơn. Nói khác đi, sau khi cha nuôi hoặc mẹ nuôi chết hoặc cha nuôi và mẹ nuôi ly hôn, con nuôi vẫn tiếp tục là con nuôi của cả hai người; bởi vậy, nếu cha (mẹ) còn sống hoặc, cha, mẹ sau khi ly hơn kết hơn với người khác, thì đối với người khác đó, con ni là con riêng của người kết hơn với mình.

Tính khơng thể phân chia của việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi trong trường hợp con nuôi chung của vợ chồng. Trong đa số trường hợp, việc nuôi

con nuôi được thực hiện trên thực tế bởi hai người là vợ chồng hoặc chung sống như

vợ chồng36. Luật, khi dự kiến các trường hợp chấm dứt việc nuôi con ni, cũng chỉ đề

cập đến ý chí hoặc hành vi của một bên là con nuôi và bên kia là cha mẹ ni37. Thực

ra, có thể hình dung giả thiết, theo đó, ý chí hoặc hành vi đó của người ni khơng phải là ý chí hoặc hành vi chung cha ni và mẹ ni. Có thể cha nuôi và con nuôi đạt

được thoả thuận chấm dứt quan hệ ni con ni, cịn mẹ ni lại phản đối; có thể con

ni chỉ ngược đãi cha ni mà không ngược đãi mẹ nuôi. Thế nhưng, trong khung

cảnh của luật hiện hành, một khi con được nuôi chung bởi hai người là vợ chồng, thì việc chấm dứt quan hệ cha mẹ ni-con ni phải có hiệu lực đối với cả quan hệ cha- con và quan hệ mẹ-con; khơng thể có chuyện chấm dứt quan hệ cha ni-con ni mà vẫn duy trì quan hệ mẹ ni-con ni và ngược lại. Nói rõ hơn, chỉ cần con có hành vi xâm phạm tính mạng của cha ni hoặc của mẹ nuôi, chỉ cần cha nuôi, hoặc mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác,..., thì việc chấm dứt quan hệ chung cha mẹ ni-con ni có thể

được xem xét.

36 Nhắc lại rằng luật hiện hành chỉ thừa nhận việc nuôi chung trong trường hợp hai người ni có quan hệ vợ chồng hợp pháp; tuy nhiên, như đã nói, do các quy định trước đây khơng rõ ràng mà những người chung sống chồng hợp pháp; tuy nhiên, như đã nói, do các quy định trước đây không rõ ràng mà những người chung sống như vợ chồng đã nuôi con nuôi chung trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực vẫn phải được thừa nhận là cha mẹ nuôi chung của con ni.

Vậy cũng có nghĩa rằng việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi bằng con

đường thoả thuận, trong trường hợp con được nuôi chung bởi hai người là vợ chồng,

chỉ có thể được thực hiện nếu con nuôi đạt được thoả thuận với cả cha ni và mẹ

ni. Ta có ngay quy tắc sau đây: nếu con được nuôi bởi hai người là vợ chồng, thì sau khi một trong hai người ni chết, việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi bằng con đường thoả thuận là không thể được nữa, bởi khơng cịn cách nào để có được sự

đồng ý của người ni đã chết.

Người có quyền yêu cầu. Việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi không

đương nhiên, dù tất cả các yếu tố của trường hợp được luật dự kiến đều hội đủ. Theo

Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 77:

1. Con nuôi đã thành niên, cha, mẹ ruột, người giám hộ của con nuôi, cha, mẹ nuôi theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu Tồ án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Viện kiểm sát, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền u cầu Tồ án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại các điểm 2 và 3 Điều 76 Luật này;

3. Cơ quan tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình u cầu Tồ án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án ra quyết

định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 của Luật này:

a. Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; b. Hội liên hiệp phụ nữ.

4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc ni con ni trong các trườìng hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 của Luật này.

Thủ tục. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khơng có quy định riêng về thủ

tục chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi - con nuôi; bởi vậy, hẳn thủ tục chung về tố tụng dân sự sẽ được áp dụng. Nói chung, việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi, dù

có hay khơng có tính chất chế tài, đều phải được tiến hành bằng con đường tư pháp,

nghĩa là phải do hiệu lực của một bản án hoặc quyết định của Toà án. Các vấn đề liên

quan đến việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi, trên nguyên tắc, có thể được

xem xét trong một nghiên cứu chung về tố tụng dân sự. Chỉ riêng trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi trên cơ sở có sự tự nguyện của các bên, ta có thể tự hỏi: liệu, để Tồ án thụ lý, cần có đơn chung của cả hai bên trong quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi hay chỉ cần đơn của một bên ?

2. Hiệu lực

Hiệu lực tuyệt đối và hiệu lực tương đối. Khi quan hệ nuôi con ni chấm dứt,

thì giữa các đương sự khơng cịn quan hệ cha mẹ-con. Người con có thể trở thành con

nuôi của người khác. Giữa người nuôi và người được ni khơng cịn các quyền và

nghĩa vụ của cha mẹ và con. Việc chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi chỉ phát

việc nuôi con nuôi, quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi vẫn tồn tại; các nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng, cấp dưỡng giữa các đương sự vẫn phải được thực hiện cho đến ngày đó.

Nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình, thì Tồ án ra quyết định giao người đó cho cha, mẹ ruột hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi

dưỡng (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 78 khoản 1)38.

Con nuôi được quyền lấy lại các tài sản riêng của mình (Luật hơn nhân và gia

đình năm 2000 Điều 78 khoản 2); nếu có cơng sức đóng góp vào khối tài sản chung

của gia đình cha mẹ ni, thì được hưởng một phần tài sản trích từ khối tài sản chung

đó, theo thoả thuận giữa các đương sự; nếu khơng thoả thuận được, thì có thể yêu cầu

Toà án giải quyết.

Trong trường hợp con ni được đổi tên, họ, thì sau khi việc ni con ni chấm

dứt, cha, mẹ ruột hoặc chính người được ni có thể yêu cầu được lấy lại họ, tên cũ

(Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 78 khoản 3). Cần nhấn mạnh rằng con ni chỉ có thể lấy lại họ, tên cũ chứ không được mang họ, tên mới khác.

Thế nhưng, việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa những người đã từng có quan hệ cha mẹ ni-con ni vẫn bị cấm (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 10 khoản 4). Ta nói rằng trong một số quan hệ riêng tư, việc chấm dứt việc nuôi con ni chỉ có hiệu lực tương đối.

38 Trong trường hợp làm con ni của người già yếu, cơ đơn, thì hẳn sau khi việc nuôi con nuôi chấm dứt, người già yếu, cô đơn cũng phải được giao cho một cơ quan, tổ chức nào đó chăm sóc. Luật chưa có quy định cụ thể ở già yếu, cô đơn cũng phải được giao cho một cơ quan, tổ chức nào đó chăm sóc. Luật chưa có quy định cụ thể ở điểm này.

PHẦN THỨ HAI

CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH

******

Trong đa số trường hợp, kết hôn là bước khởi đầu của cuộc sống vợ chồng.

Khơng chỉ có thế, kết hơn cịn được coi là bước khởi đầu của sự thành lập gia đình.

Theo một nghĩa nào đó, ta nói rằng gia đình là tập hợp (đúng ra là tổng hồ, tức là một tập hợp có tổ chức và vận hành theo quy luật) những mối quan hệ giữa những con người gắn bó với nhau do mối liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Những mối quan hệ

ấy có thể được xếp thành hai nhóm: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

MỤC I. QUAN HỆ NHÂN THÂN

******

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)