Điều kiện xác lập quan hệ cha mẹ nuôi-con nuô

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 41 - 43)

1. Điều kiện liên quan đến người nuôi

Nuôi chung hoặc nuôi cá nhân. Người nuôi phải là cá nhân: khơng có chuyện

một người là con ni của một pháp nhân, một hộ gia đình hoặc một tổ hợp tác. Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ

(chồng) có thể nhận con ni mà khơng cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ

(chồng); tuy nhiên, thực tiễn hầu như không ghi nhận được trường hợp này.

Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 69, người ni phải.có đầy đủ

năng lực hành vi; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế bảo đảm việc trơng nom, chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn chế một số

quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xoá án

tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Nếu vợ và chồng cùng nhau nhận con ni, thì từng người một phải thoả mãn các

điều kiện trên đây (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 70).

Người ni có thể có hoặc khơng có con ruột. Một người hoặc một cặp vợ chồng có thể nhận một hoặc nhiều người làm con ni (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000

2. Điều kiện liên quan đến người được ni

Lợi ích của người được nuôi. Luật dùng cụm từ “phù hợp với đạo đức xã hội”

để thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc nuôi con nuôi. Đạo đức xã hội là một

khái niệm rất rộng. Có thể tin rằng trong suy nghĩ của người làm luật, việc nuôi con nuôi được cho phép với điều kiện trên cơ sở quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi được xác

lập, người con ni có được mơi trường sống lành mạnh để phát triển về thể chất, trí

tuệ và nhân cách; điều đó sẽ có tác dụng tích cực trong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của tồn xã hội. Nói cách khác, việc ni con ni trước hết phải phù hợp với lợi ích của người được nuôi. Luật nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con ni để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 khoản 3).

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ cơi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 khoản 2).

Được nuôi bởi nhiều người. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 68

khoản 2, một người chỉ có thể làm con ni của một người hoặc của cả hai người là vợ

chồng. Điều đó có nghĩa rằng trong khung cảnh của luật thực định, nếu người nuôi

chung sống như vợ chồng với một người khác mà khơng đăng ký kết hơn, thì người

được ni chỉ có thể là con ni của một trong hai người chung sống như vợ chồng.

Được nuôi nhiều lần. Nhận xét quan trọng: luật chỉ đòi hỏi rằng ở một thời điểm

nhất định nào đó, một người chỉ có thể làm con ni của một người hoặc của cả hai

người là vợ chồng; luật không cấm một người làm con nuôi nhiều lần. Bởi vậy, một

người đã từng là con nuôi của một người hoặc của cả hai vợ chồng vẫn có thể là con

nuôi của một người khác hoặc của cả hai người khác là vợ chồng, sau khi quan hệ nuôi con nuôi trước đây chấm dứt.

Cần nhấn mạnh rằng để có thể được làm con ni của người khác, người được

ni phải ở trong tình trạng chấm dứt quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi đã xác lập trước

đây với người khác, nghĩa là phải ở trong các trường hợp được ghi nhận tại Luật hơn

nhân và gia đình năm 2000 Điều 76. Trong các trường hợp ghi nhận tại điều luật đó lại khơng có trường hợp người ni chết.

Điều kiện về tuổi tác. Theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 68 khoản

1, người được nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Cá biệt, người trên 15 tuổi cũng có thể được nhận làm con ni nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực

hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu, cô đơn32. Người làm luật không

nhắc đến người khơng nhận thức được hành vi của mình, nhưng lại chưa bị tuyên bố mất năng lực hành vi theo một bản án có hiệu lực pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, hầu như không thấy người điên nào bị tuyên bố mất năng lực hành vi, trong khi có đủ cơ sở để tin rằng trong suy nghĩ của mình, người làm luật muốn rằng người không nhận

32 Riêng trong trường hợp người nuôi là người già yếu, cơ đơn, vấn đề bật ra có thể sẽ là: suy cho cùng, ai mới thực sự là người cần sự chăm sóc, ni dưỡng ? Người được nuôi hay người già yếu, cô đơn ? Nếu lại cũng thực sự là người cần sự chăm sóc, ni dưỡng ? Người được nuôi hay người già yếu, cơ đơn ? Nếu lại cũng chính người được ni là người cần sự chăm sóc, ni dưỡng, thì người già yếu cô đơn (ở Việt Nam thường rơi vào tầng lớp nghèo) sẽ thêm một gánh nặng; còn nếu người già yếu cơ đơn cần sự chăm sóc, ni dưỡng, thì quan hệ cha mẹ ni-con ni trong trường hợp này không phù hợp với định nghĩa về nuôi con ni theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Điều 67 khoản 1.

Hình như, trong trường hợp xin làm con nuôi của người già yếu cơ đơn, thì lợi ích được xem xét là lợi ích của cha mẹ nuôi chứ không phải lợi ích của con ni. Nói rõ hơn, người muốn làm con ni của người già yếu cơ đơn phải có đủ điều kiện để nuôi người già yếu, cô đơn.

thức được hành vi của mình cũng có thể được nhận làm con ni, dù đã q 15 tuổi, để có được sự chăm sóc của người ni.

3. Điều kiện liên quan đến quan hệ giữa người nuôi và người được nuôi

Khoảng cách về tuổi tác. Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 69

khoản 2, người nuôi phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Nếu vợ và chồng cùng nhận con ni, thì cả vợ và chồng đều phải hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên. Quy

định này, cũng như quy định về tuổi kết hôn, được áp dụng mà khơng có ngoại lệ.

Cũng như các quy định về tuổi kết hôn, các quy định về khoảng cách tuổi tác giữa

người nuôi và người được nuôi chỉ nhằm thiết lập giới hạn tối thiểu chứ không thiết

lập giới hạn tối đa.

Vấn đề quan hệ thân thuộc. Có thể hình dung: một người phụ nữ có gia đình,

nhưng lại có con riêng trước khi kết hôn; không muốn để lộ chuyện ấy trước công

luận, người này bàn với chồng nhận con riêng của mình làm con ni của vợ và chồng.

Quan hệ cha mẹ nuôi-con nuôi trong giả thiết không phù hợp (một phần) với định

nghĩa về nuôi con nuôi được ghi nhận ở trên. Tuy nhiên, khơng thể nói đó là quan hệ trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Luật, về phần mình, cũng khuyến khích việc chồng hoặc vợ cư xử với con riêng của vợ hoặc chồng mình như con ruột. Người vợ trong giả thiết thậm chí có thể giấu mối quan hệ thật giữa mình và người con ni, với người chồng33.

Dẫu sao, tục lệ khó có thể chấp nhận việc nuôi con nuôi dẫn đến việc đảo lộn thứ tự tôn ti thiết lập do quan hệ thân thuộc: một người dưới 15 tuổi mang vai vế chú, cậu hoặc cơ, dì họ của một người trên 35 tuổi không thể trở thành con nuôi của người sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình: Luật Hôn nhân & gia đình doc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)