Đánh giá chung kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 139 - 142)

- Thử nghiệm 4 Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề

3.4.6. Đánh giá chung kết quả thử nghiệm

Biểu đồ 3.1. Kết quả thử nghiệm các biện pháp QLDH theo hướng ĐBCL

Trước thử nghiệm, biện pháp 2 (đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên)

được đánh giá điểm trung bình cao nhất. Tức là họ rất quan tâm đến chất lượng đội ngũ để đảm bảo chất lượng dạy học; biện pháp 6 (đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phân tích bài học và chuyên đề) thấp nhất. Vì thực tế chất lượng sinh hoạt tô chuyên môn chưa đảm bảo yêu cầu nâng cao tay nghề cho giáo viên tiểu học nên họ đánh giá thấp biện pháp này;

Sau thử nghiệm biện pháp 4 (Quản lí hoạt dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh) có điểm trung bình cao nhất. Họ đánh giá rất cao biện pháp quản lí hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh sẽ là yếu tố đảm bảo chất lượng dạy học; biện pháp 6 (đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phấn tích bài học và chuyên đề) thấp nhất. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vấn đề sinh hoạt tổ chuyên môn vẫn còn hạn chế hơn những biện pháp khác vì tổ trưởng chuyên môn (giáo viên kiêm nhiệm) chưa đủ năng lực quản lí tổ chuyên môn.

Biện pháp 6 và biện pháp 5 có sự chêch lệch sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm ở mức cao nhất trong các biện pháp được thử nghiệm. Tức là có sự tiến bộ sau thử nghiệm so với trước thử nghiệm một cách tuyệt đối rõ rệt.

Đề tài đã thử nghiệm thành công 4 biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng. Trong đó có 1 biện pháp thuộc nhóm quản lí “đầu vào” và 3 biện pháp thuộc nhóm quản lí “quá trình”.

Từng biện pháp thử nghiệm đã cụ thể hóa quy trình thực hiện, xác định rõ sản phẩm hoạt động và tiêu chí đánh giá sản phẩm hoạt động quản lí một cách rõ ràng của từng biện biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng. Các biện pháp đề xuất đều có mối liên quan chặt chẽ lẫn nhau, hỗ trợ nhau. Cụ thể biện pháp Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là điều kiện cần thiết để đảm bảo thưc hiện nhiệm vụ dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng. Vì giáo viên là nhân tố quyết định và trực tiếp chịu trách nhiệm chất lượng dạy học của lớp mình phụ trách. Chất lượng đội ngũ giáo viên có đảm bảo thì việc tổ chức dạy học, việc thực hiện đổi mới PPDH và việc sinh hoạt chuyên môn sẽ đảm bảo thực hiện có kết quả.

Mặt khác, biện pháp quản lí đổi mới PPDH, Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề cũng có chung điểm đích là nâng cao chất lượng đội ngũ, thông qua công tác bồi dưỡng trực tiếp ngay trong quá trình sinh hoạt chuyên môn tại trường, tại lớp, tại tổ chuyên môn bằng các hình thức: sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp và tổ chức các chuyên đề chuyên môn.

Các hình thức sinh hoạt chuyên môn này đều tập trung sâu vào nhiệm vụ chính là bồi dưỡng cho giáo viên có kĩ năng thực hiện đổi mới PPDH tích cực, hiệu quả. Làm cho giáo viên có đủ năng lực thực hiện việc soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học và tổ chức dạy học trên lớp đạt kết quả cao nhất theo hướng đổi mới PPDH đã được trang bị. Làm tốt các biện pháp trên tức là đảm bảo thực hiện tốt biện pháp quản lí dạy học của giáo viên.

Các biện pháp đề xuất đã thử nghiệm thành công, có thể áp dụng rộng rãi vào thực tiễn quản lí dạy học tiểu học. Đồng thời nghiên cứu tiếp tục vận dụng các biện pháp còn lại để hoàn chỉnh hệ thống các biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng trong thời gian tới.

Kết luận chương 3

Đề xuất ba nhóm biện pháp quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long gồm:

Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào”

Biện pháp 1: Quản lý “chất lượng đầu vào” của học sinh

Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên

Biện pháp 3: Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học Nhóm biện pháp quản lý “quá trình”

Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS

Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề

Biện pháp 7: Xây dựng văn hóa nhà trường Nhóm biện pháp quản lý “đầu ra”

Biện pháp 8: Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Biện pháp 9: Đảm bảo chất lượng học sinh vào học lớp 6 – (THCS)

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào, quá trình và đầu ra” cho thấy rằng, hầu hết số người được khảo sát đều đánh giá rất cao tính cần thiết tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí dạy học tiểu học. Đồng thời kết quả khảo nghiệm cũng khẳng định rằng tính cần thiết tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào, quá trình và đầu ra”, các nhóm biện pháp chúng có mối quan hệ tương quan thuận và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

Kết quả thử nghiệm 04 biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng các yếu tố “đầu vào, quá trình đầu ra” đã khẳng định các biện pháp thử nghiệm có tính thực tiễn và mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với trước thử nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 139 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w