Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 115 - 121)

2 Đánh giá tiết dạy theo phiếu đánh giá tiết dạy 39 113 18 1,6

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1.Nhóm biện pháp quản lí “đầu vào”

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhóm biện pháp quản lí “đầu vào”

NỘIDUNG DUNG Mức độ nhận thức Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Trung bình Thứ bậc m1 Rất khả thi Khả thi Không khả thi Trung bình Thứ bậc n1 D2(m1- n1)2 3 2 1 3 2 1 BP1 198 230 52 2,30 3 18 9 232 59 2,27 3 0 BP2 220 247 13 2,43 1 223 175 82 2,29 1 0 BP3 211 225 44 2,35 2 19 8 223 59 2,29 1 1 Cộng 2,36 2,28

Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí “đầu vào” hoạt động dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi biện pháp theo tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp đó như thế nào.

Tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:

Theo bảng số liệu trên, với n = 3; ∑ D2 = 1; giá trị 6 x ∑ D2 = 6;

6 ∑ D2

R = 1 – [60]

n(n2-1) = 24; thay vào công thức trên ta có R= 0,75; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết tính khả thi của nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào” hoạt động dạy học chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự đánh giá về tính cần thiếttính khả thi của các biện pháp có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như đánh giá sự cần thiết của các biện pháp quản lí “đầu vào” hoạt động dạy học cao thì tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý đó cũng cao theo, còn nếu như đánh giá tính cần thiết các biện pháp quản lí “đầu vào” hoạt động dạy học thấp thì khả năng thực hiện các biện pháp đó cũng thấp theo.

Mặt khác, chỉ số R = 0,75 là khá cao (gần đến 1). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa đánh giá về tính cần thiết tính khả thi của các biện pháp quản lí “đầu vào” hoạt động dạy học là rất chặt chẽ.

Tức là các biện pháp quản lí “đầu vào” vừa có tính cần thiết, đồng thời cũng có tính khả thi rất cao là cơ sở để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học tiểu học là vấn đề được nhiều người khảo sát quan tâm nhất.

- Biện pháp 1: Quản lý “chất lượng đầu vào” của học sinh

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Quản lí chất lượng đầu vào của học sinh tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,3 điểm và tính khả thi có điểm trung bình là 2,27 điểm, đồng thời cả 2 tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng thứ 3 trong nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào”.

Biện pháp này có tính khả thi cao, tức là khả năng có thể tổ chức công tác đánh giá chất lượng đầu năm của học sinh tiểu học có thể thực hiện ở mức thành công rất cao. Việc đánh giá chất lượng đầu năm phụ thuộc vào năng lực đội ngũ nhà trường (biện pháp 2). Cụ thể, năng lực biên soạn đề kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra và việc chấm bài kiểm tra là rất quan trọng để đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh.

- Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,43 điểm và tính khả

thi có điểm trung bình là 2,29 điểm, đồng thời cả 2 tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng thứ 1 trong nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào”.

Đây là giải pháp được số phiếu khảo sát đánh giá sự cần thiết và tính khả thi cao nhất trong số các biện pháp quản lí “đầu vào”. Điều đó chứng tỏ rằng yếu tố chất lượng đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng, rất cần thiết để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học. Năng lực nghiệp vụ của giáo viên thể hiện sự phấn đấu cao nhất là khả năng nghiên cứu vận dụng đổi mới PPDH vào thực tiễn để dạy học đạt yêu cầu chất lượng.

- Biện pháp 3: Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,35 điểm và tính khả thi có điểm trung bình là 2,29 điểm, đồng thời cả 2 tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng thứ 2 trong nhóm các biện pháp quản lí “đầu vào”.

Đây là biện pháp có vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện, là cơ sở để giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy học đảm bảo chất lượng. Bởi vì yếu tố cơ sở vật chất đóng vai trò cho việc đảm bảo chất lượng dạy học cụ thể là: phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc của nhà trường có đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định về an toàn, về y tế học đường, giúp đảm bảo sức khỏe người học,...thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Tính khả thi của biện pháp này cũng được đánh giá ở mức cao nhất. Với chủ trương “xã hội hóa giáo dục”, “giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, mọi người cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục,...đã làm cho cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường tiểu học đã đạt thành tựu đáng kể.

3.3.2.2. Kết quả khảo nghiệm nhóm biện pháp quản lí “quá trình”

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm nhóm biện pháp quản lí “quá trình”

NỘIDUNG DUNG

Mức độ nhận thức Mức độ khả thi

Rất cần

thiết thiếtCần cần thiếtChưa Trung bình Thứ bậc m1 Rất khả thi Khả

thi Khôngkhả thi Trung bình Thứ bậc n1 D2(m1- n1)2 3 2 1 3 2 1 BP 4 208 220 52 2,33 4 212 210 58 2,32 4 0

BP 5 198 274 8 2,40 3 215 210 55 2,33 3 0

BP 6 247 209 24 2,46 1 224 201 55 2,35 2 1

BP 7 238 214 28 2,44 2 23

1 223 26 2,43 1 1

Cộng 2,4 2,35

Để đánh giá tính cần thiết tính khả thi của các biện pháp quản lí “quá trình” dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng. Đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi biện pháp theo tính cần thiết tính khả thi các biện pháp đó như thế nào. Tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:

Theo bảng số liệu trên, với n = 4; ∑ D2 = 2; giá trị 6 x ∑ D2 = 12; n(n2-1) = 60; thay vào công thức trên ta có R= 0,8; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết tính khả thi các biện pháp quản lí “quá trình” dạy học chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự đánh giá về tính cần thiếttính khả thi của các biện pháp có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như đánh giá sự cần thiết của các biện pháp quản lí “quá trình” dạy học cao thì tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý đó cũng cao theo, còn nếu như đánh giá tính cần thiết các biện pháp quản lí “quá trình” dạy học thấp thì khả năng thực hiện các biện pháp đó cũng thấp theo.

Mặt khác, chỉ số R = 0,8 là rất cao (gần đến 1). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa đánh giá về tính cần thiết tính khả thi của nhóm biện pháp quản lí “quá trình” hoạt động dạy học là rất chặt chẽ.

Tức là các biện pháp quản lí “quá trình” vừa có tính cần thiết, đồng thời cũng có tính khả thi rất cao, là cơ sở để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học tiểu học là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất.

Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh

6 ∑ D2

R = 1 – [60]

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp quản lý hoạt động dạy của GV và hoạt động học của học sinh, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,33 điểm và tính khả thi có điểm trung bình là 2,32 điểm, đồng thời cả 2 tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng thứ 4 trong nhóm các biện pháp quản lí “quá trình”. Biện pháp quản lí hoạt động dạy học được số phiếu khảo sát đánh giá cao

tính cần thiết cũng như tính khả thi nói lên tính quan trọng của biện pháp này. Nội dung quản lí của biện pháp này bao trùm các nội dung liên quan đến quá trình dạy học sau: (1)Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học; (2)Quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên; (3)Quản lí giờ lên lớp (thời khóa biểu – thời gian dạy học, dự giờ và phân tích tiết dạy); (4)Quản lí phương pháp dạy học; (5)Quản lí hướng dẫn học sinh học tập; (6)Quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ ghi điểm, sổ chủ nhiệm, thời khóa biểu, sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình dạy học).

Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,4 điểm và tính khả thi có điểm trung bình là 2,33 điểm, đồng thời cả 2 tiêu chí đánh giá đều được xếp hạng thứ 3 trong nhóm các biện pháp quản lí “quá trình”.

Biện pháp Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được số phiếu trưng cầu đánh giá rất cao tính cần thiết cũng như tính khả thi của nó. Vì đổi mới PPDH là biện pháp có vai trò rất quan trọng, trực tiếp làm nâng cao chất lượng dạy học. Đây là chủ trương lớn và thể hiện sự quyết tâm cao của Bộ GD- ĐT đến các trường tiểu học từ nhiều năm nay. Chính vì vậy việc chỉ đạo đổi mới PPDH muốn thành công thì hiệu trưởng cần tổ chức cho đội ngũ giáo viên quán triệt mục tiêu, quan điểm về đổi mới PPDH một cách triệt để, toàn diện, lâu dài, liên tục trong suốt quá trình chỉ đạo quản lí dạy học của mình.

Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,46 điểm, xếp hạng 1 và tính khả thi có điểm trung bình là 2,35 điểm, xếp hạng thứ 2 trong nhóm các biện pháp quản lí “quá trình”.

Biện pháp Đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề được số phiếu trưng cầu đánh giá rất cao tính cần thiết cũng như

tính khả thi của nó. Nội dung sinh hoạt chuyên môn trường tiểu học bao gồm:

Sinh hoạt tổ chuyên môn; Hoạt động dự giờ; Tổ chức hội thảo các chuyên đề.

Các nội dung này liên quan thiết thực đến nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng năng lực sư phạm trực tiếp trong môi trường dạy học tại trường học là rất quan trọng, rất cần thiết và có tính khả thi rất cao. Sinh hoạt chuyên môn trường tiểu học thông qua các hoạt động như trên là giáo viên tập trung trực tiếp nghiên cứu, trao đổi, phân tích tiết dạy và ứng dụng PPDH tích cực vào việc soạn bài, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy học tương tự khác.

Biện pháp 7: Xây dựng văn hóa nhà trường

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Xây dựng văn hóa nhà trường tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,44 điểm, xếp hạng 2 và

tính khả thi có điểm trung bình là 2,43 điểm, xếp hạng thứ 1 trong nhóm các biện pháp quản lí “quá trình”.

Biện pháp Xây dựng văn hóa nhà trường được số phiếu trưng cầu đánh giá rất cao tính cần thiết cũng như tính khả thi của nó. Nội dung Xây dựng văn hóa nhà trường bao gồm: Tạo bầu không khí, tâm lí làm việc; Phong cách làm việc; Nâng cao ý thức vì tập thể, vì danh dự và uy tín nhà trường; Đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân ; Biết tự quản lí công việc của mình; Không đùn đẩy trách nhiệm ; Tạo dựng niềm tin với lãnh đạo, tập thể nhà trường, học sinh và phu huynh học sinh. Nếu xây dựng được văn hóa nhà trường với các nội dung trên thì sẽ thúc đẩy quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng, nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w