Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 133 - 139)

- Thử nghiệm 4 Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề

3.4.5. Kết quả thử nghiệm

- Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên (thuộc nhóm biện pháp quản lý “đầu vào”).

Kết quả thử nghiệm biện pháp Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên,

được đánh giá qua việc khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với 448 cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các trường thử nghiệm.

Nội dung đánh giá:

(ND1) Về phẩm chất (hay nhận thức) của đội ngũ giáo viên về vị trí vai trò của giáo viên trong việc đảm bảo chất lượng dạy học tiểu học;

(ND2) Về trình độ đào tạo giáo viên đáp ứng chuẩn quy định;

(ND3) Về năng lực nghiệp vụ sư phạm đáp ứng đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học tiểu học.

Mức độ đánh giá bao gồm: Tốt (3 điểm); Khá (2 điểm); Đạt yêu cầu (1 điểm); Kém (0 điểm).

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.4.Kết quả thử nghiệm biện pháp 2

Nội dung

Trước thử nghiệm (năm học 2010-2011) Sau thử nghiệm (năm học 2012-2013) Tốt (3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TBC Hạng Tốt(3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TBC Hạng ND1 114 248 86 0 2,06 2 192 256 0 0 2,4 1 ND2 145 246 52 5 2,19 1 180 246 19 3 2,3 2 ND3 63 182 138 65 1,54 3 165 182 101 0 2,1 3 Cộng 1,93 2,26

Bảng số liệu cho ta thấy:

Chỉ báo đánh giá nhận thức của đội ngũ giáo viên, cụ thể về vị trí, vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên đối với việc đảm bảo chất lượng dạy học đã tăng lên sau thử nghiệm là 2,4 điểm (tăng 0,34 điểm so vói trước thử nghiệm). Chứng tỏ rằng giáo viên đã nhận thức đúng về vai trò của chất lượng đội ngũ đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Chỉ báo về trình độ đào tạo của đội ngũ tương đối ổn định vì hiện nay trình độ đào tạo của đội ngũ cơ bản đã đạt chuẩn

và trên chuẩn khá cao. Chỉ báo về năng lực nghiệp vụ sư phạm của giáo viên (kĩ năng dạy học) sau thử nghiệm đã tăng lên đáng kể, điểm trung bình từ 1,54 lên 2,1 điểm (tăng 1,36 lần so với trước thử nghiệm).

Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã thành công theo sự đánh giá của giáo viên được khảo sát.

- Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh (thuộc nhóm biện pháp quản lý “quá trình”).

Kết quả thử nghiệm biện pháp Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, được đánh giá qua việc khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với 448 cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các trường thử nghiệm.

Nội dung đánh giá:

(ND1)Bài soạn đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa hiện hành;

(ND2)Bài soạn đảm bảo thực hiện theo quan điểm đổi mới PPDH;

(ND3)Bài soạn đáp ứng các yêu cầu chính đã định hướng trong sinh hoạt tổ chuyên môn và được tổ chuyên môn duyệt;

(ND4)Tổ chức dạy học đảm bảo đúng kiến thức, kĩ năng theo chương trình dạy học hiện hành;

(ND5)Đảm bảo dạy học đủ chương trình theo thời khóa biểu dạy học; (ND6)Đảm bảo dạy đủ giờ cho mỗi nội dung bài/tiết học;

(ND7)Hồ sơ chuyên môn của giáo viên đảm bảo đầy đủ, đúng quy định.

Mức độ đánh giá bao gồm: Tốt (3 điểm); Khá (2 điểm); Đạt yêu cầu (1 điểm); Kém (0 điểm). Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.5.Kết quả thử nghiệm biện pháp 4

Nội dung

Trước thử nghiệm (năm học 2010-2011) Sau thử nghiệm (năm học 2012-2013)

Tốt (3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TB Hạng Tốt(3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TB Hạng ND1 113 256 111 0 2,00 1 214 180 86 0 2,4 6 ND2 106 177 172 25 1,76 5 225 177 78 0 2,5 2 ND3 159 196 90 35 2,00 1 246 196 38 0 2,6 1 ND4 124 148 150 58 1,70 7 234 148 98 0 2,4 6 ND5 138 158 136 48 1,80 4 239 158 83 0 2,5 2 ND6 128 173 142 37 1,82 3 247 149 84 0 2,5 2

ND7 124 163 141 52 1,75 6 231 162 87 0 2,5 2

Cộng 1,83 2,48

Bảng số liệu khảo sát cho ta thấy:

Điểm trung bình của các chỉ báo đánh giá sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng đã thành công. Về chỉ báo soạn bài của giáo viên (ND1; ND2; ND3) điểm trung bình tăng lần lượt là 0,42; 0,71; 0,61; về chỉ báo tổ chức dạy học lần lượt có điểm trung bình tăng là 0,74; 0,69; 0,69; về chỉ báo quản lý hồ sơ dạy học có chỉ báo tăng 0,72. Đặc biệt sau thử nghiệm không có chỉ báo nào bị đánh giá loại kém.

- Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (thuộc nhóm biện pháp quản lý “quá trình”).

Kết quả thử nghiệm biện pháp Quản lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, được đánh giá qua việc khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với 448 cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các trường thử nghiệm.

Nội dung đánh giá:

(ND 1) Giáo viên nắm vững về chủ trương chỉ đạo đổi mới PPDH; (ND 2) Giáo viên hiểu rõ về nội dung lý thuyết của các PPDH tích cực; (ND 3) Giáo viên vận dụng PPDH tích cực vào soạn bài đạt hiệu quả. (ND 4) Giáo viên vận dụng PPDH tích cực vào dạy học đạt hiệu quả.

Mức độ đánh giá bao gồm: Tốt (3 điểm); Khá (2 điểm); Đạt yêu cầu (1 điểm); Kém (0 điểm).

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 3.6. Kết quả thử nghiệm biện pháp 5

Nội dung

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Tốt (3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TBC Hạng Tốt(3) Khá(2) ĐYC(1) Kém(0) TBC Hạng ND1 57 256 155 12 1,75 1 147 198 135 0 2,2 1 ND2 89 127 177 87 1,45 2 143 215 122 0 2,2 1 ND3 65 112 179 124 1,25 3 148 168 164 0 2,1 3 ND4 59 132 154 135 1,24 4 120 138 222 0 1,9 4 Cộng 1,42 2,1

Bảng số liệu cho ta thấy:

Chỉ báo đánh giá: “Giáo viên nắm vững về chủ trương chỉ đạo đổi mới PPDH” có điểm trung bình sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm là 0,4 điểm. Đây cũng là chỉ báo có điểm trung bình tăng ít nhất trong các chỉ báo thử thử nghiệm. Vì phần lớn giáo viên đã năm vững chủ trương đổi mới PPDH của Ngành GD-ĐT qua nhiều năm thay sách giáo khoa tiểu học.

Chỉ báo đánh giá thử nghiệm về “Giáo viên hiểu rõ về lý thuyết của các PPDH tích cực” được đánh giá là có nhiều tiến bộ hơn so với trước thử nghiệm. Vì giáo viên được bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về lý thuyết đổi mới PPDH tích cực qua các lớp tập huấn ngắn hạn của các cấp quản lý giáo dục và các tài liệu do Bộ GD-ĐT phát hành qua bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

Chỉ báo đánh giá thử nghiệm về “Giáo viên vận dụng PPDH tích cực vào soạn bài đạt hiệu quả” được đánh giá là có điểm trung bình sau thử nghiệm tăng cao nhất (0,86 điểm). Từ việc giáo viên được trang bị kiến thức về PPDH tích cực qua tập huấn, họ có cơ sở để vận dụng vào việc soạn bài có ứng dụng PPDH tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiệu quả.

Chỉ báo đánh giá “Giáo viên vận dụng PPDH tích cực vào dạy học đạt học” được đánh giá sau thử nghiệm tăng hơn so với trước thử nghiệm là 0,68 điểm). Việc tổ chức dạy học có ứng dụng PPDH tích cực của giáo viên tăng cao là do việc soạn bài có vận dụng PPDH tích cực tốt. Tuy nhiên, tỉ lệ soạn bài có ứng dụng PPDH tích cực cao hơn tỉ lệ dạy học có vận dụng PPDH tích cực. Vậy còn một số bài soạn chưa được tổ chức dạy học theo dự kiến PPDH tích cực đã soạn.

- Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề (thuộc nhóm biện pháp quản lý “quá trình”).

Kết quả thử nghiệm biện pháp Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề được đánh giá qua việc khảo sát, trưng cầu ý kiến đối với 448 cán bộ quản lí và giáo viên tiểu học các trường thử nghiệm.

- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

(ND1)-Sinh hoạt tổ chuyên môn đúng định kỳ 2 tuần/lần (ND2)-Sinh hoạt TCM đảm bảo đủ thời gian (buổi)

(ND3)-Nội dung sinh hoạt TCM đáp ứng yêu cầu đổi mới về chuyên môn (ND4)-Giáo viên được phân chia trách nhiệm nghiên cứu sâu môn học. (ND5)-Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng dự sinh hoạt TCM thường xuyên

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ

(ND6)-Kế hoạch dự giờ của nhà trường công khai, chi tiết, rõ ràng. (ND7)-Giáo viên được hiệu trưởng dự giờ đúng theo kế hoạch

(ND8)-Tổ trưởng chuyên môn có xây dựng kế hoạch dự giờ cho giáo viên đúng quy định.

(ND9)-Giáo viên được tổ trưởng chuyên môn dự giờ đúng kế hoạch. (ND10)-Giáo viên được trao đổi, góp ý tận tình sau dự giờ.

(ND11)-Giáo viên đảm bảo thực hiện quy định dự giờ 2 tiết/tháng

- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn.

(ND12)-Kế hoạch tổ chức chuyên đề cấp trường được xây dựng rõ ràng. (ND13)-Giáo viên tham dự chuyên đề cấp trường đầy đủ theo kế hoạch. (ND14)-Kế hoạch tổ chức chuyên đề cấp TCM được xây dựng rõ ràng. (ND15)-Giáo viên tham dự chuyên đề cấp TCM đầy đủ theo kế hoạch. (ND16)-Bản chuyên đề lý thuyết đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

(ND17)-Các tiết dạy minh họa cho chuyên đề đảm bảo theo yêu cầu chuyên môn.

(ND18)-Giáo viên được thảo luận đóng góp xây dựng chuyên đề và tiết dạy minh họa theo yêu cầu tính chất chuyên đề chuyên môn.

Mức độ đánh giá bao gồm: Tốt (3 điểm); Khá (2 điểm); Đạt yêu cầu (1 điểm); Kém (0 điểm).

Kết quả khảo sát như sau:

- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

Các nội dung đánh giá chỉ báo về Đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn đã được nhiều trường quan tâm và được đánh giá kết quả sau thử nghiệm cao hơn trước thử nghiệm. Vì đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn đã làm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, từ đó làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng dạy học. Giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn qua đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là điều thành công của biện pháp quản lý của hiệu trưởng.

Bảng 3.7.Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (TCM)

Nội dung

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng ND1 49 158 148 125 1,27 1 114 182 137 15 1,9 1 ND2 19 163 153 145 1,12 2 108 178 143 19 1,8 4 ND3 39 125 162 154 1,10 3 136 159 139 14 1,9 1 ND4 13 121 159 187 0,92 4 122 163 146 17 1,9 1 ND5 11 35 236 198 0,71 5 111 169 154 14 1,8 4 Cộng 1,02 1,86

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ

Bảng 3.8.Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (Dự giờ)

Nội dung

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng ND6 83 157 214 26 1,62 1 175 148 125 0 2,1 1 ND7 74 132 216 58 1,46 2 155 158 135 0 2,0 2 ND8 22 78 234 146 0,95 6 140 116 187 5 1,9 5 ND9 28 59 258 135 0,96 4 133 113 194 8 1,8 6 ND10 18 58 279 125 0,94 6 147 138 158 5 2,0 2 ND11 64 138 159 87 1,40 3 135 159 154 0 2,0 2 Cộng 1,22 1,96

-Chỉ báo Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ cũng đã được hầu hết các trường rất quan tâm thực hiện từ khi tổ chức thử nghiệm. Kết quả việc thử nghiệm chỉ báo xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ của các trường tiểu học đã thành công rất cao. Chứng tỏ rằng giáo viên đã ý thức được rằng hoạt động dự giờ là một trong những nội dung rất quan trọng để bồi dưỡng đội ngũ trực tiếp tại trường, ngay trên học sinh của mình và ngay trong quá trình dạy học. Là hình thức bồi dưỡng thông qua trải nghiệm, giáo viên được thực hành soạn bài

và dạy học có áp dụng các PPDH tích cực vào học quả nhất. Góp phần thúc đẩy hiệu quả việc đổi mới PPDH của nhà trường đi vào chiều sâu.

- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn.

Bảng 3.9.Kết quả thử nghiệm biện pháp 6 (chuyên đề)

Nội dung

Trước thử nghiệm Sau thử nghiệm

Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng Tốt (3) Khá (2) ĐYC (1) Kém (0) TB Hạng ND11 114 124 124 86 1,59 1 147 213 88 0 2,1 5 ND12 69 147 137 95 1,42 3 169 149 130 0 2,1 5 ND13 49 159 125 115 1,32 6 172 201 75 0 2,2 2 ND14 76 148 128 96 1,46 2 185 231 32 0 2,3 1 ND15 59 87 248 54 1,34 4 138 216 94 0 2,1 5 ND16 54 96 231 67 1,31 7 149 237 62 0 2,2 2 ND17 73 58 259 58 1,33 5 157 242 49 0 2,2 2 Cộng 1,39 2,17

- Chỉ báo Tổ chức các chuyên đề chuyên môn đã được nhiều giáo viên quan tâm đánh giá, kết quả sau khi thử nghiệm tăng cao so với trước thử nghiệm. Tổ chức chuyên đề là một trong các nội dung sinh hoạt chuyên môn phong phú, hữu ích đối với việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Vì chuyên đề sẽ bồi dưỡng năng lực nghiên cứu lí luận chuyên sâu một bài day, một chủ đề dạy học nhất định để giáo viên viết thành bản lí thuyết chuyên đề. Từ đó, giáo viên tiến hành soạn bài dạy theo lý thuyết đã nghiên cứu và tổ chức dạy minh họa cho chuyên đề, và được giáo viên cùng dự giờ, phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu (lí thuyết và giờ dạy). Đây là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc về chuyên môn dạy học của giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w