Giáo viên chủ động thực hiện nhiệm vụ dự

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 82)

giờ đồng nghiệp theo đúng định mức. 94 74 112 1,94 2

TB cộng 1,88

Các chỉ báo về thực trạng dự giờ cấp tiểu học cho thấy: Hiệu trưởng đảm bảo dự giờ giáo viên của mình được đánh giá là đạt trung bình (2,07/6 điểm). Chỉ báo

thực trạng giáo viên thực hiện chế độ dự giờ theo qui định đạt dưới mức trung bình (1,94/6 điểm) và chỉ báo thực trạng tổ trưởng chuyên môn dự giờ giáo viên trong tổ chưa đạt yêu cầu (1,63/6 điểm). Vậy các chỉ báo về thực trạng dự giờ ở trường tiểu học chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra, từ đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiểu học nói chung.

Thực hiện quản lí chế độ dự giờ đối với giáo viên tiểu học được hiệu trưởng đặc biệt quan tâm. Theo quy định chuyên môn thì:

Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ giáo viên dạy học trên lớp thường xuyên và định kì qua: đánh giá chuẩn nghề nghiệp (3 tiết/GV/năm - 100%GV); thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên (20%GV - 2tiết/GV/năm); thanh tra chuyên đề (100%GV – 1 tiết/học kì). Vậy tối thiểu trong năm học hiệu trưởng phải dự giờ với số tiết là:

(3+2) tiết/GV x tổng số GV + 2 tiết/GV x 20%GV

Ví dụ: Trường tiểu học có 15 lớp sẽ có 15 GV dạy kiêm chủ nhiệm lớp và có 5 GV dạy chuyên vậy có tất cả 20GV. Hiệu trưởng phải dự giờ trong năm học với số tiết là : 5 tiết x 20 GV + 2 tiết x 4 GV = 108 tiết/năm học

Thực tế qua kiểm tra, giám sát chúng tôi thấy rằng một số hiệu trưởng khó thực hiện đúng số tiết này. Thường họ uyển chuyển dự giờ 1 tiết nhưng viết phiếu thành 3 tiết để phục vụ cho 3 loại hồ sơ (chuẩn nghề nghiệp, thanh tra và kiểm tra chuyên đề) của cùng 1 GV. Về số phiếu dự giờ thì tính ra đủ số lượng nhưng về yêu cầu thì chưa đáp ứng số tiết thực sự dự giờ theo quy định. Chính việc dự giờ không đúng quy định, chưa nói đến việc trao đổi góp ý sau dự giờ có chất lượng hay không nữa, thì làm sao nói đến nâng cao chất lượng tay nghề cho giáo viên để nâng cao chất lượng dạy học là một bức xúc cần thay đổi.

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn tổ chức dự giờ giáo viên trong tổ đảm bảo 100%GV trong tổ được dự, mỗi giáo viên được tổ trưởng dự tối thiểu 2 tiết/học kì; lưu ý số tiết phải chia ra dự theo học kì cho từng giáo viên chứ không gộp lại. Vậy tối thiểu trong năm học tổ trưởng chuyên môn phải dự giờ với số tiết là: 2 tiết x tổng số GV trong tổ x 2 học kì

Ví dụ : Tổ chuyên môn khối 2 có 4 GV, tổ trưởng chuyên môn phải dự giờ trong năm là: 2 tiết x 4GV x 2 học kì = 16 tiết/năm học

Qua thực tế kiểm tra thì chúng tôi thấy rằng số tiết mà tổ trưởng dự giờ của giáo viên trong tổ chưa đảm bảo số tiết theo quy định trên, chưa đảm bảo theo từng học kì và chưa đảm bảo dự giờ giáp tay giáo viên trong tổ, là chưa đúng theo chế độ dự giờ của giáo viên kiêm tổ trưởng chuyên môn.

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên trong trường thực hiện chế độ dự giờ đảm bảo trung bình mỗi giáo viên phải đi dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tiết/tháng; đảm bảo dự đủ các môn mình đang dạy (trong khối càng tốt); bản thân GV phải dạy cho người khác dự ít nhất 3 tiết/học kì (hội giảng cấp tổ, cấp trường,…);

Vậy theo quy định, giáo viên phải dự giờ học tập kinh nghiệm hàng năm là: 2 tiết x 9 tháng = 18 tiết; và giáo viên phải dạy cho người khác dự (tập thể giáo viên trong tổ, trong trường,…) là: 3 tiết x 2 học kì = 6 tiết

Vậy nếu giáo viên dạy và làm nhiệm vụ tổ trưởng phải dự giờ tổng số tiết là của cá nhân (18 tiết và số tiết của tổ trưởng chuyên môn).

Qua thực tế kiểm tra giám sát hoạt động dự giờ này chúng tôi thấy rằng phần lớn giáo viên chúng ta chỉ quan tâm dự đủ số tiết quy định là 18 tiết/năm học, kể cả tổ trưởng chuyên môn. Nhưng về cụ thể trung bình mỗi tháng có ít nhất 2 tiết thì chưa đảm bảo và việc đảm bảo dự giờ đủ số môn mình đang dạy cũng chưa đảm bảo; việc tuân thủ việc dạy cho người khác dự 3 tiết/học kì càng không đảm bảo. Vì việc này liên quan đến việc tổ chuyên môn và hiệu trưởng có tạo điều kiện tổ chức các ngày hội giảng cấp tổ và cấp trường hay không mà GV có cơ hội để dạy đủ số tiết này.

Việc cần quan tâm hiện nay của hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn là việc dự giờ phải đi kèm với thảo luận, phân tích tiết học đó của học sinh. Tìm ra những nguyên nhân mà học sinh gặp khó khăn trong từng hoạt động học tập theo sự điều khiển của giáo viên. Để từ đó suy ngẫm nguyên nhân, tìm giải pháp cần đổi mới để tổ chức dạy học ở tiết sau hiệu quả hơn đối với từng học sinh tiểu học. Việc phân tích tiết học này thực hiện theo phiếu đánh giá tiết dạy của Bộ GD-ĐT (trao đổi và rút kinh nghiệm tiết học - đi sâu việc đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm).

Bảng 2.31: Thực trạng quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn(TCM)

T TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá Trung bình Thứ bậc Tốt T.bình Chưatốt 3 2 1

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w