TB cộng 1,85
Các chỉ báo trên cho ta thấy rằng Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức vai trò của tổ chuyên môn, chưa xem vai trò của tổ chuyên môn là cầu nối quan trọng để chỉ đạo chuyên môn của mình trong quản lí dạy học (thể hiện qua việc dự sinh hoạt với tổ chuyên môn được đánh giá thấp nhất trong bảng với điểm trung bình là 1,29/6 điểm). Các chỉ báo về hoạt động của tổ chuyên môn đều đạt điểm ở mức trung bình (trên 2,04/6 điểm). Đây là những vấn đề rất quan trọng để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên cần được quan tâm hơn trong thời gian tới.
Hiệu trưởng quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học liên quan trực tiếp đến công tác dạy và học bao gồm nhiều hình thức trong đó nổi trội là sinh hoạt tổ chuyên môn và việc tổ chức hội thảo chuyên đề chuyên môn.
Việc tổ chức Hội thảo chuyên đề chuyên môn được hiệu trưởng các trường rất quan tâm. Sở GD-ĐT Vĩnh Long đã chỉ đạo cấp tiểu học có các hình thức tổ chức như Hội thảo chuyên môn cấp Tổ chuyên môn ít nhất 2 lần/học kì/Tổ chuyên môn; cấp Trường ít nhất 1 lần/môn/học kì; cấp cụm trường và cấp huyện (Phòng GD-ĐT) 1 lần/môn/năm học.
Vậy số lượng hội thảo chuyên đề cấp Tổ chuyên môn do tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ là: 2 lần/HK x 2 học kì = 4 lần/năm học; Toàn trường nếu có 5 tổ chuyên môn thì số lần của cấp tổ chuyên môn sẽ là: 4 x
5 tổ = 20 lần/năm học (chưa kể trường có tổ chuyên biệt, tự chọn thì sẽ có nhiều hơn như thế).
Hội thảo chuyên đề chuyên môn cấp trường, do hiệu trưởng tổ chức cho tất cả giáo viên trong trường dự: 1 lần/môn/HK x 9 môn x 2 học kì = 18 lần/năm học;
Hội thảo chuyên môn cụm trường, cấp Phòng, do Phòng GD-ĐT tổ chức cho tất cả giáo viên tiểu học dự: 1 lần/HK/môn x 9 môn x 2 học kì = 18 lần/năm học.
Thực tế có rất ít trường tiểu học đã tổ chức đúng quy định như vậy. Phần lớn các trường báo cáo số lượng tổ chức hội thảo chuyên đề của trường đã lấy luôn số chuyên đề của tổ nên đã có số lượng toàn trường khá cao. Nhưng thực tế số đó chưa phản ánh đúng yêu cầu hội thảo chuyên đề của từng cấp tổ chức trong nhà trường.
(8)Quản lí đổi mới kiểmtra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Việc đảm bảo đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh do giáo viên thực hiện và hiệu trưởng quản lý đều được các phiếu khảo sát đánh giá thực hiện tốt ở mức rất thấp. Hay thực trạng việc quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường tiểu học chưa đạt yêu cầu. Thể hiện qua điểm trung bình các chỉ báo đều dưới 2 điểm. Chỉ báo về quản lí công tác kiểm tra, đánh giá của giáo viên là thấp nhất (1,74/6 điểm), tức quản lí chưa tốt công việc này. Đây là vấn đề cần quan tâm hơn trong thời gian tới.
Hiệu trưởng quản lí và chỉ đạo cho tổ chuyên môn cùng quản lí việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học. Giáo viên đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét; chú ý việc động viên, khích lệ sự tiến bộ tích cực của từng học sinh, tôn trọng nhân cách của trẻ, không làm tổn thương uy tín, danh dự của trẻ là quan trọng nhất.
Bảng 2.32. Thực trạng quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá Trung bình Thứ bậc Tốt TB Chưatốt 3 2 1