Chất lượng dạyhọc tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)

Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên cả về mặt thời gian, tiến độ và chất lượng của chương trình. Quản lí dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng nhằm thực hiện có chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo mục tiêu giáo dục. Cần lập kế hoạch, tổ chức học tập đủ và đúng chương trình (coi trọng tất cả

các môn học, hoạt động giáo dục) để đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng: từ soạn kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo kế hoạch bài học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Chuẩn kiến thức, kĩ năng là cơ sở để hiệu trưởng đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhằm đưa ra các biện pháp tác động kịp thời để đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường.

Chất lượng giáo dục trường tiểu học là sự đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục tiểu học quy định tại Luật Giáo dục. Chất lượng dạy học tiểu học được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đề ra của chương trình dạy học tiểu học.

Chất lượng dạy học tiểu học được thể hiện qua hai tiêu chí đánh giá xếp loại về hạnh kiểm và học lực.

1.4.1. Về chất lượng hạnh kiểm.

Học sinh được đánh giá về hạnh kiểm theo kết quả rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống qua việc thực hiện năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học: (1)Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập; (2)Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy, cô giáo, nhân viên và người lớn tuổi; đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn; (3)rèn luyện thân thể; giữ vệ sinh cá nhân; (4)Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; thực hiện trật tự an toàn giao thông; (5)Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường và địa phương.[16]

Học sinh được xếp loại hạnh kiểm vào cuối học kì I và cuối năm học theo các loại như sau: Thực hiện đầy đủ (Đ); Thực hiện chưa đầy đủ (CĐ).[16]

1.4.2. Về chất lượng học lực học sinh tiểu học.

Chất lượng học lực được biểu hiện qua chất lượng đánh giá, xếp loại các môn học cấp tiểu học. Cấp tiểu học có một số môn đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét và một số môn học đánh giá bằng nhận xét.

Các môn học được đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học.

Kết quả học tập của học sinh đối với các môn vừa nêu trên được ghi nhận bằng điểm số kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên. Điểm số đánh giá theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra. Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh.[16]

Số lần kiểm tra thường xuyên đối với môn Tiếng Việt là 4 lần/tháng; môn Toán 2 lần/tháng; các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học thực hiện 1 lần/tháng. Số lần kiểm tra định kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán là 4 lần/năm học đó là giữa kì I, cuối kì I, giữa kì II và cả năm; các môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học thực hiện 2 lần/năm học, đó là cuối kì I và cả năm. [16]

Xếp loại Giỏi là học lực môn (điểm kiểm tra định kì) đạt điểm 9, điểm 10; Xếp loại Khá là học lực môn (điểm kiểm tra định kì) đạt điểm 7, điểm 8; Xếp loại Trung bình là học lực môn (điểm kiểm tra định kì) đạt điểm 6, điểm 5; Xếp loại Yếu là học lực môn (điểm kiểm tra định kì) đạt điểm dưới 5. [16]

Các môn được đánh giá bằng nhận xét bao gồm: Lớp 1, lớp 2 và lớp 3 các môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, Thể dục; Lớp 4 và lớp 5 các môn Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục.

Xếp loại học lực môn: Loại Hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của môn học, đạt được từ 50% số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học. Những học sinh đạt loại Hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học được đánh giá là Hoàn thành (A+) và ghi nhận xét cụ thể trong học bạ để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng. Loại Chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng học kì hay cả năm học.

1.4.3. Về đánh giá, xếp loại [16]

1.4.3.1. Xét lên lớp (đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3), xét Hoàn thành chương trình tiểu học (học sinh lớp 5)

Học sinh được xét lên lớp thẳng: Hạnh kiểm được xếp loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời học lực môn năm của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Trung bình trở lên và học lực môn năm của các môn học được đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A).

1.4.3.2. Xếp loại giáo dục và khen thưởng [16]

- Xếp loại giáo dục: Loại Giỏi: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời học lực môn năm của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Giỏi và Học lực môn năm của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); Loại Khá: những học sinh được xếp hạnh kiểm loại Thực hiện đầy đủ (Đ), đồng thời học lực môn năm của các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét đạt loại Khá trở lên và Học lực môn năm của các môn đánh giá bằng nhận xét đạt loại Hoàn thành (A); Loại Trung bình: những học sinh được lên lớp thẳng nhưng chưa đạt loại Khá, Giỏi; Loại Yếu : những học sinh không thuộc các đối tượng nêu trên.

- Xét khen thưởng: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Giỏi cho những học sinh xếp loại Giỏi; Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến cho những học sinh xếp loại Khá; Khen thưởng thành tích từng môn học, từng mặt (loại Giỏi hoặc Xuất sắc) cho các học sinh chưa đạt các danh hiệu trên.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 26 - 29)