Mô hình đảm bảo chất lượng: QA (Quality Assurance) Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lí chất

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 34)

các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lí chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Vậy, đảm bảo chất lượng nhằm 2 mục đích: đảm bảo chất lượng nội bộ (trong một tổ chức); đảm bảo chất lượng với bên ngoài.[1]

Ngày nay, đảm bảo chất lượng đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng,…Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000 để giúp các tổ chức có được mô hình chung về đảm bảo chất lượng. Trong đào tạo khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo”.[36, 85]

Mô hình đảm bảo chất lượng có ưu điểm là làm việc có kế hoạch, có tổ chức, có hệ thống; thỏa mãn yêu cầu của lãnh đạo và nhu cầu khách hàng; hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch đủ niềm tin tạo ra sản phẩm có chất lượng;

bảo đảm chất lượng của tất cả các yếu tố của quá trình là ra sản phẩm có chất lượng (đầu vào, quá trình và đầu ra).

1.5.3.5.. Mô hình Quản lí chất lượng toàn diện – TQM (Total Quality Management). Phát triển từ các mô hình kiểm soát và bảo đảm chất lượng, mô hình quản lí chất lượng tổng thể (TQM) được hình thành từ những năm 1980, với đại diện tiêu biểu như W.E.Deming; J.M Juran; K.Ishikawa; A.V Feigenbaum và P.B Crosby. A.V Feigenbaum cho rằng: TQM là một hệ thống hữu hiệu nhằm hội nhập những nỗ lực về phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của nhiều nhóm trong một tổ chức để có thể tiếp thị, áp dụng khoa học kĩ thuật, sản xuất và cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách kinh tế nhất.[36]

TQM đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục. Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo để đảm bảo chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng xã hội và về lao động, việc làm. [81, 59, 60, 80, 71, 64, 72, 76, 77, 62, 68,79, 29, 53, 31, 37, 52] 1975 1953 1943 1928 1920 30 40 50 60 70 80 90 2000

Hình 1.2: Sự tiến triển của các phương thức quản lí chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w