THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠYHỌC THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)

THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH VĨNH LONG 2.1. Tình hình giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Long

Toàn tỉnh hiện có 228 trường Tiểu học (227 trường công lập; 01 trường tư thục). Cấp tiểu học sau 10 năm gần đây, quy mô trường, lớp, học sinh bị giảm dần. Số trường bị giảm 8%; số lớp giảm 16,6%; số học sinh giảm 15,5%. Nguyên nhân là do sự ổn định và giảm tỉ lệ sinh đẻ trong dân đối với độ tuổi cấp tiểu học. Số giáo viên tăng 1,9%. Giảm đơn vị trường sẽ tạo thuận lợi cho việc tinh giản biên chế bộ máy hành chính nhỏ lẻ của các đơn vị trường tiểu học để sáp nhập thành trường tiểu học đủ quy mô số lớp cho toàn cấp và thuận lợi trong việc tổ chức hoạt động dạy học có chất lượng hơn. Đồng thời tăng tỉ lệ giáo viên dạy các môn chuyên biệt, tự chọn năng khiếu là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học tiểu học.

Cấp tiểu học hiện có số học sinh khá lí tưởng, trung bình không quá 26 HS/lớp; Tỉ lệ giáo viên/lớp dần được nâng cao từ 1,2 GV/lớp mà hiện nay đạt 1,5 GV/lớp; tỉ lệ HS/GV lại càng khá lí tưởng trung bình từ 21,7HS/GV mà hiện nay đã đạt 18 HS/GV; tỉ lệ lớp/phòng học từ 1,4 lớp/phòng, nhưng hiện nay đạt 1,2 lớp/phòng là điều kiện thuận lớp để tổ chức học 2 buổi/ngày để nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học có nhiều tiến bộ. Tổng số xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi hiện nay là 107/107(100%) xã, phường, thị trấn và

có 8/8(100%) đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

Đội ngũ CB-GV cấp tiểu học sau 5 năm tăng 1,14 lần, trình độ đào tạo tỉ lệ đạt chuẩn hóa trở lên (trung cấp sư phạm) 2 năm gần đây đã đạt 100%, tỉ lệ trên chuẩn (Cao đẳng, Đại học,…) hiện nay đạt 75,5% (tăng 20% so với 5 năm trước). Trình độ đào tạo của đội ngũ cấp tiểu học cao thể hiện sự phấn đấu quyết tâm không ngừng học tập của cán bộ, giáo viên toàn cấp tiểu học. Đây là điều kiện cơ bản để nâng cao tay nghề và là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học trong thời gian tới.

Tổng số phòng học tiểu học trong 10 năm qua luôn ổn định (vì lí do khách quan là số lớp và số học sinh giảm – giảm tỉ lệ dân số tự nhiên). Nhưng ta thấy rằng số phòng học cấp 3 (kiên cố) đã tăng dần tốc độ theo thời gian: sau 5 năm tăng 14% số phòng học; sau 5 năm tiếp theo lại tăng 15% số phòng học; vậy sau 10 năm tăng 30% số phòng học để có tỉ lệ phòng kiên cố hiện nay là 48,4% (2012-2013). Cũng tương tự, ta thấy số phòng cấp 4 giảm sau 10 năm chỉ có dưới 20% số phòng; còn phòng tạm thời giảm mạnh nhất từ 8,3% xuống còn 0,4% số phòng, đặc biệt giai đoạn 2008-2009 về sau nay không còn phòng tre lá.[6]

Cấp Tiểu học hiện có 73 đơn vị (32,01%) trường đạt chuẩn quốc gia. Bảng 2.1: Thống kê tiến độ xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia

Năm học 2004-2005 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013

Số trường 248 242 241 239 228

Tr. Đạt CQG 20 41 53 63 75

Tỉ lệ 8,1% 16,9% 22,0% 26,4% 32,9%

Nguồn: Sở GD-ĐT Vĩnh Long

Theo bảng thống kê ta thấy, sau 5 năm (từ 2005 đến 2010) thì tỉ lệ tỉ lệ trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn này đã tăng gấp đôi, tức đạt 16,9% (2009-2010). Tiếp tục 3 năm sau đó tỉ lệ lại tăng gấp đôi ở giai đoạn kế tiếp (3 năm) là 32,9% (2012-2013). Điều đó thể hiện sự phấn đấu quyết tâm xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu lớn và lâu dài của ngành giáo dục tỉnh Vĩnh Long.

Việc phấn đấu xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là một nỗ lực lớn của các cấp quản lí giáo dục mà trực tiếp là tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên

mỗi nhà trường. Xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn của Bộ GD-ĐT nhằm hướng các trường đến một môi trường dạy và học lí tưởng, có chất lượng cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 52 - 54)