Môi trường bên ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)

(1)-Chính trị, kinh tế-xã hội: Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ GD-ĐT và các Chỉ thị của UBND tỉnh,…là cơ sở pháp lí thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và tác động trực tiếp điều phối mọi hoạt động giáo dục của các trường học.

(2)Luật pháp: Luật giáo dục, các quy chế chuyên môn dạy học,…Hiệu trưởng xây dựng và triển khai quy chế chuyên môn: trong dạy học, sinh hoạt chuyên môn. Theo Nguyễn Văn Lê (1998) thì: “Một trong các quyết định quản lí quan trọng đối với nhà trường là bố trí, sắp xếp hợp lí lao động tập thể và cá nhân của các bộ phận nhằm thực hiện nhiệm vụ đã thông qua”. [63, trang 5]

(3) Chính sách: Các chính sách đối với học sinh, giáo viên tiểu học vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học ở những trường này.

(4) -Khoa học công nghệ - công nghệ thông tin – tin học: Vị trí nơi trường tiểu học đóng có thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào việc đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của những trường vùng sâu, vùng xa.

(5) -Vị trí địa lí trường đóng (trung tâm): Trường tiểu học nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị trấn, xã, phường sẽ có điều kiện thu hút học sinh hơn những trường nằm ở vùng nông thôn. Sự tiếp cận văn hóa, môi trường sống của đô thị cùng ảnh hưởng đến kết quả học tập so với học sinh vùng nông thôn sâu của đồng bằng sông Cửu Long.

(6) – Cộng đồng dân cư: Mật độ dân cư nơi trường tiểu học đóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiểu học. Nơi dân cư thưa thới, rải rác ở cách cánh đồng, vườn cây sâu của các xã vùng sâu, vùng dân tộc của đồng bằng sông Cửu Long cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học tiểu học những trường này.

(7)-Văn hóa địa phương: Tập quán, văn hóa địa phương, nhận thức người dân nơi trường tiểu học đóng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học. Vì trường học cũng là bộ mặt văn hóa của địa phương và thể hiện một phần bản sắc

văn hóa của địa phương. Môi trường văn hóa tốt sẽ làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường được tốt theo.

Kết luận chương 1

Quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình CIPO là quản lý chất lượng toàn bộ các yếu tố “đầu vào, quá trình và đầu ra” hoạt động dạy học trong bối cảnh và điều kiện của nhà trường.

Nội dung quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng mô hình CIPO của UNESCO bao gồm:

- Các yếu tố quản lí “đầu vào”: sức khỏe người học; tay nghề giáo viên; chương trình giáo dục; nguồn lực đầu tư (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học).

- Các yếu tố quản lí “quá trình”: hoạt động dạy hoc; quản lí dạy học; phương pháp dạy học; môi trường dạy học; hệ thống đánh giá; các thiết chế (quy định chuyên môn).

- Các yếu tố quản lí “đầu ra”: Kết quả dạy học (Chuẩn KT-KN); xét lên lớp; công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, vào THCS.

- Các điều kiện đảm bảo dạy học và quản lí dạy học: hiệu trưởng; giáo viên; học sinh; sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; cơ sở vật chất; học 2 buổi/ngày; gia đình(cộng đồng)-nhà trường-xã hội.

- Bối cảnh trong quản lí dạy học bao gồm: thể chế chính trị-xã hội; hệ thống pháp luật; phát triển khoa học & công nghệ; cộng đồng dân cư; văn hóa địa phương……

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng gồm chủ thể quản lý dạy học, đối tượng quản lý dạy họcmôi trường quản lý dạy học.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 49 - 52)