Các biện pháp quản lí dạyhọc theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 101 - 106)

2 Đánh giá tiết dạy theo phiếu đánh giá tiết dạy 39 113 18 1,6

3.2.Các biện pháp quản lí dạyhọc theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long

trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long

3.2.1. Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào”

3.2.1.1.Biện pháp 1: Quản lý “chất lượng đầu vào” của học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu kiểm tra chất lượng học tập của học sinh vào đầu năm học là giúp cho giáo viên đánh giá được năng lực học tập của từng học sinh, phân loại được đối tượng học tập trong lớp. Để từ đó giáo viên có định hướng cơ sở lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Giúp cho hiệu trưởng quản lí đúng, chính xác chất lượng đầu năm học của học sinh từng khối lớp, từng lớp học và từng học sinh để làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển chất lượng học tập một cách hiệu quả nhất.

- Nội dung biện pháp

Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm phải tuân thủ quy trình nghiêm túc, chính xác, khách quan, khoa học, công bằng và đảm bảo đúng mục tiêu khảo sát. Khảo sát chất lượng học tập của 2 môn Toán và Tiếng Việt. Mức độ kiến thức đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Đề kiểm tra cần có nội dung dành cho học sinh khá, giỏi. Vì đề khảo sát này không để ghi thành tích học tập vào học bạ hay để xét khen thưởng mà chỉ đo lường năng lực học tập của học sinh.

- Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng đầu năm; thành lập ban tổ chức kiểm tra (hiệu trưởng là trưởng ban); thành lập tổ biên soạn đề kiểm tra (phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm tổ trưởng); thành lập tổ coi và chấm bài kiểm tra; thành lập tổ phục vụ giúp việc cho ban tổ chức kiểm tra;

Quy trình cụ thể bắt đầu từ việc: soạn đề, duyệt đề, in ấn, tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra, đánh giá kết quả, công bố kết quả, sử dụng kết quả kiểm tra để xây dựng kế hoạch chất lượng chuyên môn nhà trường, lớp,…

- Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải công bố mục tiêu, mục đích của cuộc khảo sát chất lượng đầu năm cho toàn trường (giáo viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh) biết để tạo tâm lí rất bình thường trong quá trình học tập cũng như kiểm tra chất lượng đầu năm học.

Chọn nhân sự có năng lực chuyên môn giỏi vào tổ biên soạn và sao in đề khảo sát, tổ giám thị coi kiểm tra, tổ giám khảo chấm bài kiểm tra, để giúp việc cho hiệu trưởng tổ chức khảo sát đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Mỗi học sinh phải nghiêm túc làm bài hết khả năng của mình, không quay cóp, trung thực trong kiểm tra, đánh giá.

Khâu chấm bài kiểm tra cũng cần được tổ chức chặt chẽ, chính xác, khách quan để đo lường khả năng học tập của từng học sinh. Cuối cùng là bước thống kê chất lượng khảo sát.

-Chỉ số đánh giá, minh chứng

+Chỉ số đánh giá: Đánh giá kết quả kiểm tra theo thang điểm 10 của từng môn học. Xếp loại Giỏi (điểm 9,10); Xếp loại Khá (điểm 7,8); Xếp loại Trung bình (điểm 5,6); Xếp loại Yếu (điểm dưới 5); Lưu ý cấp tiểu học không cho điểm thập phân, làm tròn 0,5 thành 1.

+Các minh chứng: Hồ sơ tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm; bài kiểm tra có chữ ký của cán bộ coi, chấm kiểm tra; bảng điểm thống kê kết quả kiểm tra từng môn học.

3.2.1.1. Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên

-Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo xây dựng đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng dạy học tiểu học. Chất lượng đội ngũ cơ bản được đánh giá qua 2

tiêu chuẩn đó là phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.

Chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ là yếu tố quan trọng trực tiếp quyết định chất lượng dạy học. Chất lượng đội ngũ cũng là yếu tố “đầu vào” của quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng. Như vậy, đảm bảo chất lượng đội ngũ nhằm mục tiêu và là điều kiện quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng dạy học được ổn định và phát triển.

- Nội dung biện pháp

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên tiểu học về vai trò của chất lượng đội ngũ nhà trường đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học tiểu học. Làm cho đội ngũ trong nhà trường hiểu đúng, hiểu sâu và thấy rõ tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ đối với chất lượng dạy học. Để từ đó mỗi giáo viên có ý thức cao trong việc tự phấn đấu hoàn thiện năng lực hoạt động chuyên môn của bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng dạy học.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học để họ có điều kiện, phương tiện nhận thức và hành động đúng đắn hơn, hiểu sâu và hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò công việc dạy học của mình. Trình độ chuyên môn của mỗi người bao gồm: học vấn về văn hóa phổ thông và trình độ chuyên ngành sư phạm tiểu học. Chuẩn đào tạo của giáo viên tiểu học là trung cấp sư phạm (12+2).

Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học. Vì giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng dạy học đối với mọi học sinh của mình phụ trách. Vì chính năng lực này mới làm nên chất lượng dạy học, hay ngược lại chính chất lượng dạy học tiểu học sẽ đánh giá chất lượng năng lực nghề dạy học của giáo viên tiểu học.

- Cách thức thực hiện biện pháp.

+Tổ chức đưa đi học các lớp nghiệp vụ nâng chuẩn, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức, trình độ về nghề sư phạm.

+Bồi dưỡng chuyên môn tại trường là quan trọng nhất, thiết thực nhất trong việc nâng cao năng lực chuyên môn dạy học thông qua sinh hoạt chuyên môn (trường, tổ); thông qua hoạt động dự giờ, đánh giá tiết dạy; thông qua hội giảng, hội thảo (sinh hoạt) chuyên đề chuyên môn tiểu học,... gắn với kiến thức, tài liệu đã nghiên cứu ở trường sư phạm.

+Giáo viên tự bồi dưỡng ngay trong quá trình dạy học. Đây là quan điểm học qua trải nghiệm thực tế. Trải nghiệm thực tế tại lớp học, tại trường học, ngay trên học sinh của mình, nên họ có có nhiều cơ hội thử nghiệm những kiến thức về chuyên môn, về sư phạm, về PPDH mới để tự họ so sánh và rút ra nhiều bài học quý báu từ thực tiễn sau khi đối chiếu với lí luận, tài liệu đã được trang bị ở trường sư phạm. Từ đó, họ có những quyết sách đúng đắn cho việc lựa chọn PPDH cho mình trong thời gian sắp tới có hiệu quả hơn.

- Điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường tiểu học đạt kết quả tốt thì vai trò của hiệu trưởng mang tính quyết định. Tác giả Kaôru Ixikaoa, trong cuốn Quản lí chất lượng theo phương pháp Nhật. Cho rằng :

Trong tất cả các trường hợp phạm sai lầm thì từ hai phần ba đến bốn phần năm trách nhiệm là thuộc lãnh đạo. [62] Quản lí chất lượng gắn liền với sự đổi mới nhận thức của người lãnh đạo. Vậy hiệu trưởng tiểu học cần thực hiện các việc sau đây:

Đưa kết quả bồi dưỡng năng lực sư phạm vào tiêu chí thi đua khen thưởng và nâng lương, đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, …cho giáo viên nhà trường.

Phát huy thật tốt đội ngũ cốt cán chuyên môn của nhà trường, đứng đầu là các tổ trưởng chuyên môn và lực lượng giáo viên dạy giỏi.

Giáo viên phải là người tích cực hưởng ứng, tham gia các hoạt động chuyên môn do hiệu trưởng chỉ đạo và của các đoàn thể tổ chức.

-Chỉ số đánh giá, minh chứng:

Chứng chỉ, bằng cấp đào tạo; Chứng nhận, Giấy khen đạt giải các phong trào chuyên môn dạy học; Chứng nhận Giáo viên dạy giỏi các cấp; Sản phẩm

nghiên cứu, sáng tạo, học tập thường xuyên,…; Báo cáo đề tài, chuyên đề chuyên môn nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả; Phiếu đánh giá, xếp loại tiết dạy (theo tiêu chuẩn phiếu dự giờ); Chất lượng học sinh lớp phụ trách (học sinh giỏi, học sinh đạt giải các phong trào, hội thi chuyên môn dạy học,…);

3.2.1.3. Biện pháp 3: Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

- Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cơ bản về cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thư viện, thiết bị phục vụ dạy học… là điều kiện rất cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu mục tiêu của nhà trường đề ra.

- Nội dung biện pháp

Đảm bảo phòng học đáp ứng đủ cho các lớp học tập. Tốt nhất là nên mỗi lớp có 1 phòng để học cả ngày, tối thiểu thì cũng 2 lớp/1 phòng để học được 1 buổi/ngày. Phòng học có đủ ánh sáng, bảng lớp, bàn, ghế giáo viên và học sinh đảm bảo chắc chắn theo tiêu chuẩn y tế học đường.

Đảm bảo thiết bị dạy học trong mỗi phòng học đủ theo Bộ tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu dùng chung và của riêng từng lớp học theo quy định của Bộ GD-ĐT.

- Cách thức thực hiện

Đầu tư bằng ngân sách Nhà nước theo chương trình mục tiêu dành cho giáo dục; Khai thác nguồn vật chất từ việc huy động cộng đồng, mạnh thường quân, đơn vị tài trợ,…từ công tác xã hội hóa giáo dục; Tăng cường công tác đầu tư, mua sắm, bố trí sử dụng, khai thác có hiệu quả và bảo quản thật tốt cơ sở vật chất thiết bị hiện có để sử dụng lâu dài; Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học; Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy, học sinh làm đồ dùng học, làm thiết bị thí nghiệm đơn giản theo vật liệu hiện có tại địa phương để tiết kiệm tiền mua sắm những thiết bị hiện đại khác phục vụ dạy học có chất lượng.

Sử dụng đúng mục đích, đúng quy định nguồn tài chính được cấp từ ngân sách Nhà nước về hoạt động giáo dục (kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí khoán và kinh phí không khoán trong giáo dục); Sử dụng, bảo quản tốt cơ sở vật chất đồng thời đảm bảo tính hiệu quả khi sử dụng thiết bị tránh lãng phí (không sử dụng hoặc sử dụng bừa bãi); Huy động các nguồn lực vật chất xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, đảm bảo sử dụng, bảo quản,… đúng mục đích phục vụ nâng cao chất lượng dạy học.

-Chỉ số đánh giá, minh chứng

Tỉ lệ phòng học/lớp đảm bảo đủ 1/1 để học 2 buổi/ngày; chất lượng phòng học đảm bảo kiên cố, an toàn; phòng học đủ ánh sáng, quạt thông gió,…; bàn ghế học sinh đảm bảo phù hợp cho việc di chuyển trong thực hiện đổi mới PPDH; bảng quay, bảng chống lóa đủ tiêu chuẩn chống bệnh học đường về mắt; các thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ theo bộ thiết bị tối thiểu của Bộ GD- ĐT dành cho từng lớp học…

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 101 - 106)