2 Đánh giá tiết dạy theo phiếu đánh giá tiết dạy 39 113 18 1,6
2.6. Nguyên nhân của thực trạng quản lí dạyhọc tiểu học tỉnh Vĩnh Long
- Phần lớn chủ thể thể quản lí (hiệu trưởng) có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lí dạy học. Từ đó làm tốt trách nhiệm quản lí và quản lí có chất lượng, hiệu quả cao.
Tuy nhiên, còn một bộ phận chủ thể quản lí chưa thể hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc quản lí dạy học. Bộc lộ nhiều hạn chế nhất định về năng lực quản lí như chậm đổi mới, thiếu dân chủ, ít sáng tạo, chưa tin tưởng giao trách nhiệm chuyên môn cho cấp dưới (tổ chuyên môn), quản lí dạy học nặng về hành chính, lỏng lẻo trong kiểm tra, chưa sâu sát bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, còn ôm đồm nhiều việc cùng 1 lúc, chưa phân quyền một cách hợp lí...Tóm lại chủ thể
quản lí chưa tiếp cận, chưa áp dụng được các biện pháp quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng là vấn đề bức xúc của thực trạng quản lí dạy học hiện nay.
- Đối tượng trong quản lí dạy học (giáo viên và học sinh) mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên để thi đua dạy tốt- học tốt là điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên phần lớn giáo viên tiểu học chưa tiếp cận các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; việc soạn bài có ứng dụng các PPDH tích cực là điều khó khăn và nặng nề đối với giáo viên; từ đó vệc tổ chức tiết dạy trên lớp vẫn còn nặng phương pháp truyền thống và làm chậm sự phát triển của hất lượng dạy học tiểu học hiện nay. Thực tế, giáo viên tiểu học chưa biết chủ động trong công việc giảng dạy, biểu hiện qua thực hiện tự chủ về phân phối nội dung, chương trình chưa mạnh mẽ, họ vẫn còn năng dạy theo lối từng chương, bài cụ thể, không mạnh dạn tổ chức dạy học theo năng lực và sự phát triển của học sinh, phù hợp điều kiện thực tế của giáo viên...Từ đó cũng làm ảnh hưởng phương pháp học của học sinh là học sinh chưa biết chủ động, tích cực trong tự học có hướng dẫn của giáo viên là hạn chế lớn nhất hiện nay về phương pháp học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng (thuộc môi trường bên trong nhà trường), chứng tỏ rằng chủ thể và đối tượng quản lí chưa quan tâm đúng mức.
Việc đổi mới nội dung và phương thức sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được khởi động đúng mục đích, yêu cầu. Hiện tại sinh hoạt chuyên môn còn nặng về họp hành chính, một chiều, truyền thụ theo mệnh lệnh, chưa đi sâu phân tích về chuyên môn dạy học một cách thỏa đáng.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ cũng như việc tổ chức chuyên đề chưa đi vào nền nếp. Còn thể hiện phong cách làm việc theo thời vụ (cấp trên nhắc kiểm tra thì cấp dưới mới làm). Dự giờ cố gắng cho đủ số tiết quy định nhưng việc phân tích đánh giá giờ dạy thì chưa đảm bảo, còn nể nang, bệnh thành tích,...trong đánh giá tiết dạy lẫn nhau.
Các yếu tố môi trường bên ngoài như: vị trí nơi trường đóng; trường có số quy mô số lớp nhiều hay ít... sẽ là nhân tố có tác động đến chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn và chất lượng dạy học tiểu học.
Kết luận chương 2
Thực trạng dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long còn nhiều biểu hiện thiếu tính bền vững đảm bảo chất lượng như: tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày diễn ra còn chậm;
việc thực hiện nội dung, chương trình, sách giáo khoa và dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng còn chưa đảm bảo yêu cầu; đổi mới PPDH còn lúng túng, chưa hiệu quả; việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn mang tính hình thức, chiếu lệ,…; chất lượng dạy học còn đánh giá theo “truyền thống” lấy kết quả đầu ra là chính, phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người đánh giá; chất lượng