Bàn ghế đảm bảo dạyhọc 2 buổi/ngày 6 110 114 1,7

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 72 - 75)

TB cộng 1,83

Hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng tiến hành kiểm kê, rà soát cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng và đánh giá mức độ còn sử dụng được để lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa hay thay thế bổ sung cho kịp thời phục vụ nhiệm vụ năm học mới. Riêng về thiết bị, phương tiện dạy học thì Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận thiết bị-thư viện và văn phòng cùng kiểm kê đánh giá, phân loại chất lượng thiết bị, tài liệu dạy học theo từng khối, lớp. Sau đó báo cáo tham mưu cho hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm trước khi bước vào năm học mới kịp thời phụ vụ hoạt động dạy học có chất lượng. Hiệu trưởng tổ chức việc kiểm kê, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cơ sở vật chất (phòng kiên cố, bàn ghế 1-2 chỗ ngồi, ánh sáng, quạt; việc đảm bảo mỗi lớp học có 1 phòng học kiên cố - học 2 buổi/ngày…), thiết bị - phương tiện dạy học hiện đại, …Từ đó có kế hoạch bổ sung CSVC hoặc đề nghị Phòng GD-ĐT cấp bổ sung CSVC đáp ứng nhu cầu và kịp thời phục vụ năm học mới đi vào hoạt động có chất lượng.

Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất (phòng học,…) để có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 hàng năm đủ chỉ tiêu (số lớp phù hợp số phòng học; sắp xếp sĩ số học sinh đảm bảo theo quy định của Bộ GD-ĐT - từ 30-35 HS/lớp; nhưng tối đa không quá 40HS/lớp).

Vấn đề này cũng ảnh hưởng yếu tố đầu vào là lớp học 2 buổi/ngày ở tiểu học. Lớp học 2 buổi/ngày ở tiểu học là một trong những điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, để mỗi lớp có được 1 phòng học là điều không phải dễ.

Chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện tại nói chung là đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ GD-ĐT quy định. Phòng học chưa đủ diện tích cho mỗi học sinh, chưa đạt tiêu chuẩn kiên cố, chưa đủ cho mỗi lớp 1 phòng; bàn ghế chưa đủ, đúng quy cách theo tiêu chuẩn y tế để bảo đảm sức khỏe học đường; thiết bị chưa đầy đủ, chưa hiện đại, chưa phù hợp năng lực sử dụng thiết bị của giáo viên,...đó là thực trạng mà họ đánh giá thấp chất lượng cơ sở vật chất thiết bị dạy học tiểu học.

Quản lí các yếu tố “quá trình” dạy học tiểu học bao gồm: (ND1)Quản lý việc thực hiện chương trình; (ND2)Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV; (ND3)Quản lý tổ chức dạy học trên lớp theo chuẩn đánh giá giờ dạy; (ND4)Quản lý môi trường dạy-học; (ND5)Quản lý thời gian học tập của học sinh; (ND6)Quản lí hoạt động dự giờ; (ND7)Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; (ND8)Quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (ND9)Quản lý các thiết chế, quy định về chuyên môn dạy học.

Bảng 2.24: Thực trạng quản lí các yếu tốquá trình

NỘIDUNG DUNG

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

Rất cần

thiết thiếtCần cần thiếtChưa Tr.bình Thứbậc Tốt TB Chưatốt Tr.bình Thứbậc D2

3 2 1 m1 3 2 1 n1 (m1- n1)2 ND1 123 89 68 2,20 8 56 124 100 1,84 4 16 ND2 132 78 70 2,22 6 132 41 107 2,09 1 25 ND3 153 67 60 2,33 2 93 84 103 1,96 2 0 ND4 140 68 72 2,24 5 52 124 104 1,81 6 1 ND5 126 89 65 2,22 6 94 66 120 1,91 4 4 ND6 117 87 76 2,15 9 47 121 112 1,77 8 1 ND7 139 79 62 2,28 4 32 133 115 1,70 9 25 ND8 143 83 54 2,32 3 58 112 110 1,81 6 9 ND9 178 47 55 2,44 1 80 90 110 1,89 3 4 Cộng 2,26 1,86

Để đánh giá sự cần thiết kết quả thực hiện của nội dung từng yếu tố quản lý “quá trình” dạy học, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi yếu tố theo sự cần thiết kết quả thực hiện các yếu tố đó như thế nào, tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:

Theo bảng số liệu trên, với n = 9; ∑ D2 = 85; giá trị 6 x∑ D2 = 510; n(n2-1) = 720; thay vào công thức trên ta có R= 0,29; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết và kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lượng các yếu tố “quá trình” có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là

6 ∑ D2

R = 1 – [60]

sự nhận thức về tính cần thiết của các nội dung và kết quả thực hiện có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như nhận thức tốt các yếu tố quản lí chất lượng “quá trình” tốt thì sẽ làm tăng kết quả thực hiện chất lượng các yếu tố này, còn nếu như nhận thức tính cần thiết các yếu “quá trình” thấp thì kết quả thực hiện chúng cũng thấp theo.

Tuy nhiên chỉ số R = 0,29 là rất bé, điều đó chứng tỏ rằng sự mối quan hệ giữa nhận thức về tính cần thiết và kết quả thực hiện là rất lỏng lẻo. Tức là sự nhận thức về quản lí chất lượng chưa được tốt và đã dẫn đến kết quả thực hiện chúng cũng rất thấp. Hay việc nhận thức chỉ ảnh hưởng rất thấp đến kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lượng “quá trình” và ngược lại. Sự đồng thuận của họ ở mức thấp hay họ còn phân vân, nghi ngờ sự đồng thuận này cũng chưa chắc chắn.

Cụ thể, thực trạng các yếu tố quản lí “quá trình” như sau: (1)Quản lý việc thực hiện chương trình

Kết quả khảo sát cho thấy rằng chỉ có chỉ báo “Việc phổ biến chương trình dạy học đảm bảo đến tận tay giáo viên” là đạt trung bình là 2 điểm, còn lại các chỉ số khác thì đều dưới mức 2 điểm trung bình. Điều đó, chứng tỏ rằng số phiếu được khảo sát đánh giá việc quản lý chương trình dạy học là thấp, chỉ ở mức dưới trung bình của đánh giá.

Bảng: 2.25. Quản lý việc thực hiện chương trình

T TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá Trung bình Thứ bậc Tốt T.bình Chưatốt 3 2 1

1 Phổ biến chương trình dạy học đến tậnGV 78 125 77 2,00 1

2 Soạn bài đảm bảo yêu cầu chương trình 68 130 82 1,95 3

3 Dạy học theo đúng chương trình 76 118 86 1,96 2

TB cộng 1,97

Cụ thể việc quản lý chương trình cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là triển khai, phân tích, làm rõ nội dung cơ bản chương trình đến giáo viên. Từ đó giáo viên tiến hành soạn bài theo đúng nội dung chương trình yêu cầu để làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng dạy học. Tiếp theo là việc tổ chức dạy học theo đúng yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình quy định, đây là yêu cầu quan trọng

nhất. Tuy nhiên những vấn đề này thời gian qua quản lí còn nhiều khiêm tốn, chưa được đánh giá cao, vì vậy thời gian tới các trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc này.

(2)Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV

Các chỉ báo trên cho thấy việc bài soạn đảm bảo thực hiện đáp ứng yêu cầu định hướng đổi mới PPDH và việc quản lí bài soạn thực hiện theo phân cấp quản lí cho tổ chuyên môn trực tiếp theo dõi. Với 2 chỉ báo này kết quả đánh giá của các phiếu khảo sát đều cho rằng thực trạng thực hiện chỉ ở mức dưới trung bình 2 điểm, hay hiệu quả quản lí việc soạn bài của giáo viên trước khi dạy còn thấp.

Bảng 2.26: Thực trạng quản lí việc soạn bài của giáo viên

T TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá Trung bình Thứ bậc Tốt T.bình Chưa tốt 3 2 1

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w