Quản lí dạyhọc tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình CIPO của UNESCO

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 40)

trên mô hình CIPO của UNESCO

Từ các nội dung về lí thuyết quản lí chất lượng, các mô hình quản lí chất lượng, các phương thức và cấp độ quản lí chất lượng, các mô hình quản lí chất lượng trong đào tạo, Luận án này nghiên cứu thực hiện quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên quan điểm quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo của 10 yếu tố quản lí - Mô hình đảm bảo chất lượng trong đào tạo CIPO của UNESCO vì:

Quan điểm quản lí chất lượng dạy học CIPO của UNESCO thể hiện được sự quản lí chất lượng một cách bao quát toàn diện tất cả các mặt hoạt động liên quan đến quản lí chất lượng dạy học. Đồng thời mô hình CIPO của UNESCO lại quan tâm quản lí sâu, rộng đến từng nội dung, trong từng lĩnh vực hoạt động, từng cá nhân, từng bộ phận,… liên quan đến hoạt động chất lượng dạy học tiểu học. Bên cạnh đó, với việc cụ thể hóa nội dung công việc quản lí đảm bảo chất lượng riêng biệt theo từng đối tượng, công việc, các yếu tố môi trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng đạt mục tiêu giáo dục tiểu học đã đề ra.

Quản lí chất lượng dạy học tiểu học theo CIPO của UNESCO thì dễ dàng đo lường, đánh giá chính xác được kết quả thực hiện từng công việc một cách định lượng kết hợp với định tính. Các yếu tố đảm bảo chất lượng bao quát tất cả các mặt hoạt động đảm bảo chất lượng của nhà trường, có tính đến bối cảnh và điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học ở nhà trường. Chất lượng dạy học tiểu học sẽ được đảm bảo chắc chắn không chỉ “đầu ra” được tốt, vì mọi việc đã chuẩn bị và đảm bảo chất lượng ở “đầu vào và cả quá trình”, được chuẩn bị tốt, các phòng ngừa sai sót được đảm bảo ngay từ trước, trong sau khi thực hiện nhiệm vụ quản lí chất lượng dạy học của từng bộ phận, từng thành viên trong nhà trường.

Quản lí chất lượng dạy học theo CIPO của UNESCO là một xu thế quản lí chất lượng giáo dục tiên tiến trên thế giới hiện nay. Nền giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới họ đã thực hiện quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo hay chất lượng dạy học theo các yếu tố đảm bảo chất lượng CIPO của UNESCO.

Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO của UNESCO đã được các tổ chức giáo dục, các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới khuyến khích các nền giáo dục khác cùng nghiên cứu thực hiện trong giáo dục đào tạo. Giáo dục tiểu học có đặc thù là giáo dục trực tiếp, gần gũi tại cộng đồng dân cư, với quy mô nhỏ, gắn liền với địa phương, làng xóm nơi họ sinh sống và học hành. Mục tiêu giáo dục tiểu học rất cụ thể, gần gũi và gắn liền với đời sống hàng ngày của học sinh, được mọi người quan tâm. Vì thế chất lượng giáo dục tiểu học chịu ảnh hưởng và gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán, nền nếp lao động của gia đình, của cộng đồng dân cư địa phương nơi trẻ em đang sống.

Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO của UNESCO chú trọng đến 10 yếu tố:

(1)Người học khỏe mạnh; (2)Giáo viên thành thạo nghề nghiệp; (3)Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; (4)Chương trình giáo dục thích hợp; (5)Thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo; (6)Môi trường học tập vệ sinh, san toàn; (7)Hệ thống đánh giá thích hợp; (8)Quản lí dân chủ, cùng tham gia; (9)Huy động cộng đồng cùng tham gia; (10)Nguồn lực đầu tư thỏa đáng. Tất cả các yếu tố đó đều phải được đảm bảo thực hiện trong suốt quá trình quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng. (xem hình 1.6)

Hình 1.6: Mô hình quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng

Như vậy, có thể quan niệm quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình CIPO là quản lý chất lượng toàn bộ các yếu tố “đầu vào, quá trình và đầu ra” hoạt động dạy học trong bối cảnh và điều kiện của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 38 - 40)