Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 125 - 127)

theo chuyên đề

Hoạt động tổ chuyên môn bao gồm (1)Đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn; (2)Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ; (3)Tổ chức các chuyên đề.

3.4.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm

3.4.4.1. Chuẩn bị thử nghiệm

- Chọn các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long – trường tiểu học trực thuộc phòng GD-ĐT thành phố Vĩnh Long để chỉ đạo thử nghiệm. Các trường tiểu học này cũng có nhiều điểm tương đồng với các trường ở huyện trong tỉnh Vĩnh Long như: có điểm trường lẻ, trường đạt chuẩn quốc gia, có địa

bàn trường thuộc vùng trung tâm đô thị, có những trường thuộc vùng nông thôn (các xã), có trường dạy học 2 buổi/ngày, dạy học 1 buổi/ngày…

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng nội dung thử nghiệm với các trường được chọn nghiệm:

+ Đánh giá mức độ trưng cầu ý kiến (4 mức): Tốt, Khá, Trung bình, Kém.

+ Đánh giá tiết dạy theo phiếu dự giờ: Tốt, Khá, Trung bình, Kém. + So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm của các biện pháp tác động. - Chọn đối tượng thử nghiệm

+ Cán bộ quản lí: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học. + Tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên tiểu học.

- Cách thức đối chứng: Việc đối chứng được thực hiện bằng cách lấy phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học trước khi triển khai thử nghiệm (tháng 9/2011) và sau khi triển khai thử nghiệm (tháng 6/2013). Nếu là đối chứng số liệu thì lấy kết quả năm học 2010-2011 để đối chứng với kết quả năm học 2012-2013.

- Chuẩn bị điều kiện thử nghiệm: Xin ý kiến lãnh đạo Phòng GD-ĐT Thành phố Vĩnh Long cho phép tổ chức cuộc họp Hiệu trưởng đối với các trường tham gia thử nghiệm để triển khai nội dung, quy trình, cách thức tổ chức, báo cáo kết quả thử nghiệm đúng tiến độ yêu cầu.

3.4.4.2. Triển khai thử nghiệm chung

- Tổ chức cuộc họp Ban Lãnh đạo mở rộng các trường tiểu học thử nghiệm gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn khoảng 100 người.

Nội dung:

+ Phổ biến, làm rõ các nội dung và các bước thử nghiệm từng nội dung. + Gửi các tài liệu, biểu mẫu hướng dẫn thực hiện các hoạt động theo nội dung qui trình tới các bộ phận và người thực hiện;

+ Giám sát chặt chẽ quá trình thử nghiệm để những người thực hiện không bỏ sót nội dung và các bước của qui trình thử nghiệm.

+ Sau khi kết thúc các hoạt động thử nghiệm, các bộ phận thực hiện báo cáo kết quả thực hiện hoạt động theo qui trình theo các yêu cầu thử nghiệm.

- Đo lường kết quả thử nghiệm các hoạt động thông qua phiếu hỏi thăm dò ý kiến của CBQL, GV.

3.4.4.2. Triển khai thử nghiệm các nội dung cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 125 - 127)