Kết quả khảo nghiệm Nhóm biện pháp quản lí “đầu ra”

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 121 - 123)

2 Đánh giá tiết dạy theo phiếu đánh giá tiết dạy 39 113 18 1,6

3.3.2.3.Kết quả khảo nghiệm Nhóm biện pháp quản lí “đầu ra”

Bảng 3.3: Kết quả khảo nghiệm nhóm biện pháp quản lí “đầu ra”.

NỘIDUNG DUNG Mức độ nhận thức Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Trung bình Thứ bậc m1 Rất khả thi Khả thi Không khả thi Trung bình Thứ bậc n1 D2(m1- n1)2 3 2 1 3 2 1 BP 8 202 254 24 2,37 1 212 21 1 57 2,32 1 0 BP 9 166 286 28 2,29 2 165 271 44 2,25 2 0 Cộng 2,33 2,28

Để đánh giá tính cần thiết tính khả thi của Nhóm biện pháp quản lí “đầu ra” hoạt động dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi biện pháp theo tính cần thiết

tính khả thi các biện pháp đó như thế nào. Tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:

Theo bảng số liệu trên, với n = 2; ∑ D2 = 0; giá trị 6 x ∑ D2 = 0; n(n2-1) = 6; thay vào công thức trên ta có R = 1; R>0

Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết tính khả thi các biện pháp quản lí “đầu ra” dạy học chúng có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự đánh giá về tính cần thiếttính khả thi của các biện pháp có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu như đánh giá sự cần thiết của các biện pháp quản lí “đầu ra” dạy học cao thì tính khả thi thực hiện các biện pháp quản lý đó cũng cao theo, còn nếu như đánh giá tính cần thiết các biện pháp quản lí “đầu ra” dạy học thấp thì

khả năng thực hiện các biện pháp đó cũng thấp theo.

Mặt khác, chỉ số R = 1, là cao nhất (giá trị tuyệt đối cao). Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa đánh giá về tính cần thiết tính khả thi của nhóm biện pháp quản lí “đầu ra” dạy học là rất chặt chẽ.

6 ∑ D2

R = 1 – [60]

Tức là các biện pháp quản lí “đầu ra” vừa có tính cần thiết, đồng thời cũng có tính khả thi rất cao, là cơ sở để đảm bảo chất lượng dạy học tiểu học là vấn đề được nhiều người khảo sát quan tâm nhất.

Biện pháp 8: Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,37 điểm, xếp hạng 1 và tính khả thi có điểm trung bình là 2,32 điểm, xếp hạng thứ 1 trong nhóm các biện pháp quản lí “đầu ra”.

Biện pháp Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được số phiếu trưng cầu đánh giá rất cao tính cần thiết cũng như tính khả thi của nó. Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp này rất cần thiếtrất khả thi đối với quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng.

Quản lí đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là vấn đề rất quan trọng để đánh hiệu quả của cả quá trình dạy học có đạt mục tiêu dạy học đề ra hay không. Kết quả kiểm tra đánh giá sẽ tác động trực tiếp và thúc đẩy cả quá trình dạy học đã và sẽ diễn ra. Cụ thể, kết quả kiểm tra đánh giá sẽ làm thay đổi tư duy dạy học, thay đổi cách soạn bài, cách dạy học hiện tại của giáo viên. Đó là tính quan trọng của kiểm tra đánh giá trong quản lí dạy học.

Tuy nhiên, phương pháp, phương tiện và công cụ đánh giá là rất quan trọng để thực hiện đánh giá có chất lượng. Tất cả những yếu tố đó tùy thuộc vào chất lượng, năng lực của đội ngũ quản lí nhà trường và đội ngũ trực tiếp làm công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh (giáo viên) có tính quyết định.

Biện pháp 9: Đảm bảo chất lượng học sinh vào học lớp 6 – THCS

Kết quả trưng cầu ý kiến nội dung biện pháp Đảm bảo chất lượng học sinh vào học lớp 6-cấp THCS, về tính cần thiết có điểm trung bình là 2,29 điểm, xếp hạng 2 và tính khả thi có điểm trung bình là 2,25 điểm, xếp hạng thứ 2 trong nhóm các biện pháp quản lí “đầu ra”.

Biện pháp Đảm bảo chất lượng học sinh vào học lớp 6-cấp THCS được số phiếu trưng cầu đánh giá rất cao tính cần thiết cũng như tính khả thi của nó.

Điều đó chứng tỏ rằng biện pháp này rất cần thiếtrất khả thi đối với quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng.

Đây là biện pháp giúp cho các nhà quản lí giáo dục đánh giá hiệu quả “đầu ra” của quá trình dạy học tiểu học có phù hợp, đáp ứng yêu cầu ở “đầu vào” của trung học cơ sở hay không. Từ đó, các nhà quản lí điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo dạy học của mình, đồng thời giáo viên cũng làm cơ sở để thay đổi cách dạy học của mình theo hướng đảm bảo chất lượng “đầu ra” cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh vĩnh long (Trang 121 - 123)