Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 75 - 76)

- Đối với các chỉ dẫn địa lý được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh thì các NHCN có dấu hiệu trùng hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý đó

2.3.2.Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận và các tổ chức cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

chức cá nhân đƣợc phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận

Bên cạnh việc ghi nhận và bảo hộ các quyền của chủ sở hữu NHCN cũng như với tổ chức, cá nhân được phép sử dụng NHCN, pháp luật cũng quy định các nghĩa vụ mà chủ sở hữu cũng như các tổ chức cá nhân nói trên phải thực hiện.

* Nghĩa vụ của chủ sở hữu NHCN

- Chủ sở hữu NHCN phải tuân thủ nghiêm chỉnh Quy chế sử dụng, có nghĩa vụ kiểm tra, thẩm định việc cấp phép sử dụng NHCN cho các tổ chức cá nhân đáp ứng được các yêu cầu đề ra theo quy chế.

- Chủ sở hữu có nhiệm vụ giám sát hoạt động của những người sử dụng nhãn hiệu nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm ngặt với các tiêu chuẩn chứng nhận, phải có trách nhiệm tiến hành các biện pháp hợp lý kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích ngăn chặn việc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

- Phối hợp cùng với các sở, ban ngành cũng như với chính các doanh nghiệp để thúc đẩy, xúc tiến việc phát triển các NHCN này trên thị trường trong nước và việc yêu cầu bảo hộ cũng như đưa các sản phẩm dịch vụ gắn các nhãn hiệu này ra thị trường quốc tế.

- Có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp văn bằng bảo hộ mà không có lí do chính đáng thì hiệu lực của văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt.

* Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được phép sử dụng NHCN

- Các doanh nghiệp được cấp phép sử dụng NHCN có nghĩa vụ tuân thủ nghiêm chỉnh quy chế sử dụng cũng như các tiêu chuẩn đã đề ra, tránh việc gây ảnh hưởng tới uy tín của chủ sở hữu, cũng như các doanh nghiệp đang sử dụng nhãn hiệu đó đồng thời, không làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận ở Việt Nam theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Trang 75 - 76)